Công nghệ

Không nên áp sát điện thoại vào tai khi nghe gọi

Tóm tắt:
  • Không nên áp sát điện thoại vào tai khi nghe gọi để giảm hấp thụ năng lượng tần số vô tuyến.
  • Sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe Bluetooth/có dây để giảm tiếp xúc với năng lượng RF.
  • Giữ khoảng cách 6 cm giúp giảm lượng hấp thụ năng lượng RF từ điện thoại.
  • Cục Tần số vô tuyến điện khuyến nghị thay đổi thói quen sử dụng điện thoại để giảm nguy cơ tiềm ẩn.
  • Tránh sử dụng sản phẩm “chống bức xạ” không rõ nguồn gốc, có thể làm tăng năng lượng RF phát ra.

Đây là khuyến nghị từ các chuyên gia của Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ Khoa học và Công nghệ liên quan đến giảm mức phơi nhiễm bức xạ của điện thoại di động đến cơ thể người.

nghe dien thoai.jpg
Chuyên gia khuyến nghị không nên áp sát điện thoại vào tai khi nghe gọi để giảm tiếp xúc với năng lượng RF. Ảnh minh họa

Chúng ta thường có thói quen áp điện thoại vào tai mỗi khi nghe gọi mà ít người để ý rằng chỉ vài centimet (cm) khoảng cách giữa tai và thiết bị cũng giúp giảm đáng kể mức tiếp xúc với sóng vô tuyến - Radio Frequency (RF).

Theo Cục Tần số vô tuyến điện, khi điện thoại gửi tín hiệu đến trạm phát sóng, năng lượng RF từ ăng-ten sẽ phát ra theo mọi hướng — bao gồm cả vào đầu và cơ thể người đang sử dụng. Khi sử dụng Wi-Fi hoặc Bluetooth, thiết bị vẫn phát ra năng lượng RF nhưng ở mức thấp hơn.

Dù năng lượng RF không mạnh hay nguy hiểm như các loại bức xạ ion hóa khác như tia X hay tia cực tím (UV), tác động của nó đối với sức khỏe khi tiếp xúc lâu dài vẫn đang được nghiên cứu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, khi người dùng áp điện thoại vào tai, các mô trên cơ thể sẽ chịu hiệu ứng tăng nhiệt từ sóng RF.

Mô phỏng ở tần số 900 MHz cho thấy: khi đầu và tay chạm trực tiếp điện thoại, cơ thể hấp thụ tới 94% năng lượng phát ra – chủ yếu ở tay và đầu. Nếu giữ khoảng cách 6 cm, lượng hấp thụ giảm còn 81%, phần năng lượng còn lại được sử dụng cho liên lạc.

Vì vậy, Cục Tần số vô tuyến điện khuyến nghị người dùng chủ động thực hiện một số thay đổi nhỏ trong thói quen dùng điện thoại để giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn.

Đó là giữ điện thoại ở cách xa cơ thể vài chục cm; không áp sát tai vào điện thoại khi nghe gọi, có thể dùng loa ngoài hoặc tai nghe; cất điện thoại không sử dụng trong túi; hạn chế dùng thiết bị khi sóng yếu (1-2 vạch sóng), di chuyển nhanh, tải hoặc xem video đung lượng lớn.

Ngoài ra, không nên sử dụng các sản phẩm “chống bức xạ” không rõ nguồn gốc. Theo Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ, nhiều thiết bị được quảng cáo là chắn bức xạ lại có thể khiến điện thoại hoạt động mạnh hơn, từ đó phát ra nhiều năng lượng RF hơn để duy trì kết nối – làm tăng nguy cơ tiếp xúc thay vì giảm bức xạ.

Từ góc độ nhà sản xuất, một số hãng cũng bắt đầu tích hợp tính năng giảm phát xạ như tự động ngắt sóng khi đặt máy gần cơ thể, điều hướng ăng-ten tránh phát xạ trực tiếp vào đầu người dùng.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Toàn cảnh nhà ga gần 11.000 tỷ tại sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày vận hành

TPO - Dự án nhà ga hành khách quốc nội T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút”, với các công đoạn vệ sinh và thử nghiệm vận hành được triển khai khẩn trương. Dự kiến, công trình có tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng này sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/4 tới.

Thương hiệu thiết bị làm đẹp cao cấp GEMO từ Thụy Sĩ chính thức ra mắt tại Việt Nam

GEMO, thương hiệu thiết bị làm đẹp cao cấp đến từ Thụy Sĩ, chính thức ra mắt thị trường Việt Nam thông qua sự kiện “Timeless Beauty” được tổ chức tại Crescent Mall, Quận 7, TP.HCM. Sự kiện cũng đồng thời đánh dấu cột mốc khai trương cửa hàng thứ hai của GEMO tại Việt Nam, sau sự hiện diện đầu tiên tại trung tâm thương mại Takashimaya.

Techcombank cùng doanh nghiệp đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã cùng EuroCham tổ chức sự kiện Chuỗi cung ứng toàn cầu: Nắm bắt xu hướng, Khai mở tiềm năng Việt Nam . Đây là dịp để các chuyên gia và doanh nghiệp thảo luận về những thách thức và cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như đưa ra những giải pháp tài chính hiệu quả.

Tin xem nhiều