Xã hội

Bộ Nội vụ trả lời về kiến nghị xem xét tăng lương cơ sở năm 2025

Tóm tắt:
  • Bộ Nội vụ đang trình sửa Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức về nâng bậc lương.
  • Năm 2025 không xem xét tăng lương cán bộ, công chức vì khó khăn kinh tế xã hội và ngân sách.
  • Bộ Nội vụ đề xuất kéo dài thời hạn nâng bậc lương theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024.
  • Xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm chưa hoàn thiện, tiến độ đang được cập nhật.
  • Ban Kinh tế Trung ương và các bộ ngành nghiên cứu, đề xuất bảng lương mới áp dụng sau 2026.

2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 5 năm (2021 – 2025). Tuy nhiên, trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến động về kinh tế - xã hội, thu ngân sách nhà nước dự báo gặp nhiều khó khăn nên chưa có cơ sở xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và các chính sách khác. 

Nội dung trên là phản hồi của Bộ Nội vụ mới đây về kiến nghị xem xét tăng lương cơ sở năm 2025 từ ông Đỗ Thanh Tra (tỉnh Long An).

Bộ Nội vụ nói gì về việc tăng lương cơ sở năm 2025? - Ảnh 1.

Chưa có cơ sở xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức năm 2025

Ngoài vấn đề trên, trong kiến nghị của mình, ông Tra đặt ra 2 vấn đề khác đề nghị Bộ Nội vụ giải đáp. 

Cụ thể, thực hiện Kết luận số 83-KL/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg ngày 27-8-2024, trong đó giao Bộ Nội vụ thực hiện trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương (trong năm 2024). Tại các kỳ họp thông tin đến báo chí, Bộ Nội vụ cũng đã đề ra tiến độ thực hiện nội dung này. 

Ông Tra đề nghị Bộ Nội vụ cho biết việc thực hiện nội dung này như thế nào để các cơ quan, đơn vị được biết và thực hiện.

Bên cạnh đó, hiện nay việc thực hiện xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm vẫn chưa hoàn thiện, ông Tra đề nghị Bộ Nội vụ thông tin đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước - là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách - biết về tiến độ thực hiện thời gian tới.

Về các vấn đề trên, Bộ Nội vụ cho hay Bộ đang trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trong đó có nội dung về chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương.

Về tiến độ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm thì thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị, trong đó giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Ban cán sự Đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan có nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.

Các tin khác

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Tài xế có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn?

Hành vi rời khỏi hiện trường sau tai nạn nếu nhằm trốn tránh trách nhiệm có thể bị xem xét là tình tiết tăng nặng. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

9h sáng nay (12/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119 - 121 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Hà Nội lựa chọn bí thư, chủ tịch phường, xã mới sau sáp nhập ra sao?

Về bố trí làm bí thư cấp ủy các xã, phường mới sau sắp xếp, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.