Xã hội

Bộ Nội vụ nêu lý do không giữ lại 87 thành phố thuộc tỉnh

Tóm tắt:
  • Bộ Chính trị đã xem xét kỹ lưỡng việc giữ hoặc bỏ tên thành phố, thị xã cấp tỉnh.
  • Bộ Nội vụ đề xuất duy trì mô hình thành phố, thị xã như đơn vị cấp cơ sở.
  • Đề xuất này ban đầu bỏ xã, phường, chỉ còn cấp tỉnh và cấp cơ sở.
  • Chính quyền địa phương sẽ tổ chức theo hai cấp, bỏ cấp huyện, để hiệu quả hơn.
  • Hiện nay, cả nước còn 696 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố, thị xã, huyện.

Tại họp báo Bộ Nội vụ vào sáng 28/4, báo chí đặt vấn đề tới đây cả nước thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện, trong 696 đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay có 87 thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ không còn.

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học và nhiều người dân rất ủng hộ chủ trương này. Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng nên giữ lại các thành phố này bằng cách xem các thành phố là một loại hình trong cấp chính quyền địa phương cơ sở. Vậy ý kiến của Bộ Nội vụ về việc này thế nào?

Lý do không giữ lại thành phố thuộc tỉnh Theo quyết định của Bộ Nội vụ - Ảnh 1.

Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn.

Trả lời sau đó, Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn cho biết, đề xuất ban đầu của Bộ Nội vụ vẫn có mô hình thành phố, thị xã và xác định đây là một đơn vị cấp cơ sở.

" Theo đề xuất ban đầu của chúng tôi, khi đó sẽ không còn xã, phường ở dưới nữa, như vậy vẫn bảo đảm việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh và cấp cơ sở. Cấp cơ sở bao gồm xã, phường, đặc khu, thành phố, thị xã ", ông Phan Trung Tuấn nói.

Tuy nhiên, khi Bộ Nội vụ trình lên, cấp có thẩm quyền lưu ý cân nhắc rất kỹ việc này. Bộ Chính trị 3 lần xem xét, cho ý kiến về đề án này và yêu cầu cân nhắc rất kỹ "vì sao không giữ lại tên thị xã, thành phố thuộc tỉnh".

" Lý do bởi chúng ta đã thống nhất chủ trương bỏ hoàn toàn cấp huyện, cấp cơ sở chỉ còn cấp xã. Mặt khác, có yếu tố tâm lý sợ tác động, ảnh hưởng đến nhiều người dân. Họ sẽ băn khoăn vì sao chủ trương bỏ cấp huyện mà vẫn giữ lại thành phố, thị xã hiện đang là cấp huyện ", Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương lý giải.

Ông Phan Trung Tuấn nêu rõ, sau khi cân nhắc rất kỹ, Bộ Chính trị, Trung ương thống nhất tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bỏ hoàn toàn cấp huyện, không có vương vấn gì đối với đơn vị hành chính cấp huyện nữa.

Đồng thời, Bộ Chính trị, Trung ương thống nhất tổ chức mô hình tương đối gọn nhẹ, để bảo đảm hướng tới phục vụ người dân tốt nhất, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân…

Theo đó, giữ nguyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp xã chỉ còn xã, phường, đặc khu (tổ chức ở các địa bàn hải đảo), tới đây sẽ có khoảng 12-13 đặc khu theo phương án trình của các địa phương.

Sau 2 đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện gần đây (2019-2021 và 2023-2025), hiện nay cả nước có 696 đơn vị hành chính cấp huyện.

Trong số này, có 2 thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (Thủ Đức - TP.HCM, Thủy Nguyên - TP Hải Phòng), 84 thành phố thuộc tỉnh, 53 thị xã, 49 quận và 508 huyện.

Các tin khác

VietinBank eFAST X-Mate – "Trợ lý số" của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp.

Muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, phải làm gì?

Người dân đã có sẵn đất ở, nay muốn chuyển phần diện tích đất nông nghiệp còn lại trong cùng thửa đất ở sang đất ở. Toàn bộ thửa đất phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là đất ở nông thôn, tuy nhiên khu vực này chưa có quy hoạch xây dựng.

Từ ‘mừng hụt’ đến chiến lược linh hoạt, Chủ tịch Transimex chia sẻ bài học khi thuế quan bất định

Theo lãnh đạo Transimex, các quyết định về thuế quan hiện nay không chỉ đơn thuần liên quan đến thương mại mà còn phản ánh tư duy chính trị và vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. Những diễn biến này cực kỳ khó lường, khi các mức thuế có thể thay đổi mạnh trong thời gian rất ngắn.

Cách di chuyển qua các nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành từ hôm nay

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TPHCM - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530 - Km57+581 (từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành từ 18h hôm nay (28/4).