Ba năm nay, ngôi nhà nằm sâu trong con ngõ nhỏ ở thị trấn Văn Giang của gia đình chị Phạm Lan Anh rợp màu xanh của hoa trái.
Từ khi Covid-19 bùng phát, thấy rác thải quanh xóm nhiều, chị Lan Anh tận dụng để trồng trọt. "Tôi đọc trên mạng xã hội biết mọi người tận dụng được nhiều chai, lọ, thùng xốp bỏ đi, ủ rác nhà bếp để trồng rau rất thành công nên làm theo", nữ kế toán một trường THCS đã về hưu nói.
Ba năm nay, ngôi nhà nằm sâu trong con ngõ nhỏ ở thị trấn Văn Giang của gia đình chị Phạm Lan Anh rợp màu xanh của hoa trái.
Từ khi Covid-19 bùng phát, thấy rác thải quanh xóm nhiều, chị Lan Anh tận dụng để trồng trọt. "Tôi đọc trên mạng xã hội biết mọi người tận dụng được nhiều chai, lọ, thùng xốp bỏ đi, ủ rác nhà bếp để trồng rau rất thành công nên làm theo", nữ kế toán một trường THCS đã về hưu nói.
Trong sân nhà rộng 70 m2, chị Lan Anh trồng rau theo mùa và đủ rau gia vị. Rau được ươm hạt trong thùng xốp, giá thể trộn từ tro, trấu, xơ dừa, đất thịt, phân gà đã qua xử lý.
Trong sân nhà rộng 70 m2, chị Lan Anh trồng rau theo mùa và đủ rau gia vị. Rau được ươm hạt trong thùng xốp, giá thể trộn từ tro, trấu, xơ dừa, đất thịt, phân gà đã qua xử lý.
Chỉ sau vài tháng, khu vườn phủ kín các loại rau xanh. "Hàng xóm nhà tôi nấu cỗ nên có nhiều rác nhà bếp. Cô đồng nát thấy tôi hay nhặt nhạnh thùng, chậu bỏ đi nên thi thoảng có lại mang qua cho", chị nói. Sau khi chọn lọc, chị vệ sinh sạch sẽ, quét sơn cho sạch và thẩm mỹ, rồi trộn đất trồng cây.
Chỉ sau vài tháng, khu vườn phủ kín các loại rau xanh. "Hàng xóm nhà tôi nấu cỗ nên có nhiều rác nhà bếp. Cô đồng nát thấy tôi hay nhặt nhạnh thùng, chậu bỏ đi nên thi thoảng có lại mang qua cho", chị nói. Sau khi chọn lọc, chị vệ sinh sạch sẽ, quét sơn cho sạch và thẩm mỹ, rồi trộn đất trồng cây.
Vỏ chai dầu ăn được bà chủ vườn dùng trồng các loại rau lấy củ như xu hào, bắp cải, khoai tây và cà tím, cà pháo.
Vỏ chai dầu ăn được bà chủ vườn dùng trồng các loại rau lấy củ như xu hào, bắp cải, khoai tây và cà tím, cà pháo.
Những thùng sơn 18 lít được dùng trồng ngô, các loại cải kale để cây hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn. "Khi cây bén rễ, tôi dùng nước ủ rác nhà bếp tưới, bổ sung các loại phân thích hợp cho từng loại", chị nói.
Những thùng sơn 18 lít được dùng trồng ngô, các loại cải kale để cây hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn. "Khi cây bén rễ, tôi dùng nước ủ rác nhà bếp tưới, bổ sung các loại phân thích hợp cho từng loại", chị nói.
Chị Lan Anh còn tận dụng vỏ dừa, nồi cơm điện hay thùng rác hỏng, lốp xe, giỏ hoa để trồng rau và hoa trái. Mọi người đến thăm vườn, chị hay đùa nhà có "nồi Thạch Sanh" vì hành trồng trong nồi cơm hỏng cứ cắt hết vài hôm sau lại thi nhau mọc.
Học kinh nghiệm trên mạng xã hội nên chị cũng gặp không ít sự cố. Có lần, thấy trên một phóng sự trồng rau trên bãi cát rất tốt, chị mua cát về trồng trong thùng xốp. Mưa to, cát lẫn rau đều trôi hết.
Chị Lan Anh còn tận dụng vỏ dừa, nồi cơm điện hay thùng rác hỏng, lốp xe, giỏ hoa để trồng rau và hoa trái. Mọi người đến thăm vườn, chị hay đùa nhà có "nồi Thạch Sanh" vì hành trồng trong nồi cơm hỏng cứ cắt hết vài hôm sau lại thi nhau mọc.
Học kinh nghiệm trên mạng xã hội nên chị cũng gặp không ít sự cố. Có lần, thấy trên một phóng sự trồng rau trên bãi cát rất tốt, chị mua cát về trồng trong thùng xốp. Mưa to, cát lẫn rau đều trôi hết.
Bà chủ vườn còn làm giá treo dọc lối vào nhà để đặt chậu trồng đậu cove, nhuộm xanh lối vào nhà. Chị Lan Anh trộn đất khô với 40% trấu hoặc xơ dừa, phân gà Hà Lan, chút phân lân, sau đó cho vào 1/2 chậu và gieo hạt. Sau hơn hai tháng là có đậu ăn.
Bà chủ vườn còn làm giá treo dọc lối vào nhà để đặt chậu trồng đậu cove, nhuộm xanh lối vào nhà. Chị Lan Anh trộn đất khô với 40% trấu hoặc xơ dừa, phân gà Hà Lan, chút phân lân, sau đó cho vào 1/2 chậu và gieo hạt. Sau hơn hai tháng là có đậu ăn.
Trồng rau trong chậu dưới đất thuận tiện cho việc vận chuyển, tưới nước, bón phân, nhưng cũng nhiều sâu, rệp hơn trên sân thượng. Bà chủ vườn ngày hai buổi ngoài tưới, bón phân, phải phòng sâu, rệp bằng cách phun thuốc sinh học, bắt bướm để chúng không đẻ trứng, gây sâu hại.
Trồng rau trong chậu dưới đất thuận tiện cho việc vận chuyển, tưới nước, bón phân, nhưng cũng nhiều sâu, rệp hơn trên sân thượng. Bà chủ vườn ngày hai buổi ngoài tưới, bón phân, phải phòng sâu, rệp bằng cách phun thuốc sinh học, bắt bướm để chúng không đẻ trứng, gây sâu hại.
Không chỉ tái chế được rác thải, có rau sạch để ăn, điều chị Lan Anh thấy vui nhất là hai đứa cháu học được kỹ năng làm vườn, thích chơi với rau trái hơn xem điện thoại.
Không chỉ tái chế được rác thải, có rau sạch để ăn, điều chị Lan Anh thấy vui nhất là hai đứa cháu học được kỹ năng làm vườn, thích chơi với rau trái hơn xem điện thoại.