Kỹ năng sống

Bí ẩn những căn nhà bằng gạch trổ nhiều lỗ trên sa mạc: Biết tác dụng ai cũng bất ngờ!

Trong sa mạc vô tận, đâu đâu cũng là những vùng đất khô cằn, vô cùng khắc nghiệt. Ở sa mạc , nước ngầm hiếm, thiếu nguồn nước mưa nên sự sống dường như rất khó để phát triển. Thế nhưng trên những con dốc ở sa mạc ở phía bắc bán đảo Sinai , Ai Cập lại xuất hiện nhiều căn nhà nhỏ bằng gạch kỳ lạ.

Mặc dù chúng đều đổ nát nhưng đây cũng là bằng chứng về sự hiện diện của con người tại những hoang mạc này. Sau khi tìm hiểu, các nhà nghiên cứu cho biết những căn nhà này được dựng lên với mục đích rất đặc biệt. Hãy cùng tìm hiểu lý do tồn tại của chúng nhé!

Bí ẩn những căn nhà bằng gạch trổ nhiều lỗ trên sa mạc: Biết tác dụng ai cũng bất ngờ! - Ảnh 1.

Trên những vùng đất trống trải của hoang mạc ở Sinai có nhiều căn nhà nhỏ bằng gạch khiến nhiều du khách băn khoăn vì sao chúng lại được dựng lên. (Ảnh: Alamy)

HẢI ĐĂNG TRÊN SA MẠC

Cũng theo các nhà khoa học, những căn nhà bằng gạch này là tác phẩm của người Bedouin. Vậy người Bedouin là tộc người nào? Tại sao họ lại xây những căn nhà bằng gạch giữa sa mạc rồi bỏ không?

Bedouin là tên gọi các bộ lạc của những người Ả Rập thích lối sống du mục trên sa mạc. Họ thường lang thang từ nơi này đến nơi khác trên sa mạc ở Jordan, Iraq, Arab Saudi, Oman, Yemen và Ai Cập. Bộ tộc này có lịch sử sống hàng ngàn năm trên sa mạc. Thuật ngữ Bedouin là phiên bản Anh hóa của từ Bedu trong tiếng Ả Rập. Nó có nghĩa là "người sống ở sa mạc" hoặc " người du mục ".

Bí ẩn những căn nhà bằng gạch trổ nhiều lỗ trên sa mạc: Biết tác dụng ai cũng bất ngờ! - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, những căn nhà bằng gạch kỳ lạ đó là "tác phẩm" của người Bedouin. (Ảnh: Alamy)

Người Bedouin thường kiếm sống bằng cách chăn nuôi lạc đà . Họ cũng thường xuyên di chuyển theo mùa và theo những tuyến đường cố định. Quãng đường du mục của người Bedouin thường lên tới 1.000 km mỗi lần.

Người Bedouin ở Ai Cập chủ yếu sinh sống ở các hoang mạc thuộc bán đảo Sinai. Do các tộc người Bedouin đã sinh sống ở Sinai trong nhiều thế kỷ nên một số người còn gọi "sa mạc Bedouin".

Vì thời gian và quãng đường di chuyển dài như vậy nên người Bedouin ở Sinai đã nghĩ ra cách xây rất nhiều căn nhà nhỏ bằng gạch ở dọc ven đường. Hầu hết các căn nhà này đều có thân là khối chữ nhật và đỉnh hình vòm. Trên mái vòm căn nhà và thân được trổ rất nhiều lỗ hổng nhỏ. Chúng thường được xây cao khoảng hơn 2 m và nhìn khá cũ.

Bí ẩn những căn nhà bằng gạch trổ nhiều lỗ trên sa mạc: Biết tác dụng ai cũng bất ngờ! - Ảnh 3.

Những căn nhà này không lớn, bên trên thân được trổ rất nhiều lỗ nhỏ. (Ảnh: Alamy)

Số lượng các căn nhà bằng gạch này không quá nhiều, chúng nằm rải rác trên sa mạc. Quan sát kỹ có thể thấy, các căn có nhiều điểm khác biệt. Theo các chuyên gia, sự khác biệt này thể hiện rằng các căn nhà này do các nhóm người Bedouin khác nhau xây nên.

Những căn nhà gạch này được sử dụng để làm gì? Theo những người Bedouin thì những căn nhà gạch này được xây với mục đích để chỉ đường. Chúng ta có thể hiểu rằng chúng chính là những "ngọn hải đăng trên sa mạc". Chức năng của chúng cũng giống như hải đăng trên biển.

Bí ẩn những căn nhà bằng gạch trổ nhiều lỗ trên sa mạc: Biết tác dụng ai cũng bất ngờ! - Ảnh 4.

Chúng được xây trên đầu những con dốc của sa mạc với chức năng dẫn đường cho người bị lạc có thể tìm thấy đường qua ánh lửa được thắp lên bên trong. (Ảnh: Alamy)

Trước đây, khi hệ thống định vị vệ tinh chưa xuất hiện, tàu thuyền đi trên các vùng biển rộng lớn rất dễ bị lạc đường, đặc biệt là khi có bão đổ bộ. Nhưng chỉ cần có ngọn hải đăng, dù gió bão mạnh tới đâu, dưới sự hướng dẫn của đèn trong ngọn hải đăng, tàu thuyền đều có thể tìm về bến cảng. Sa mạc cũng rộng lớn như biển cả, nếu không cẩn thận, con người sẽ bị lạc. Vì thế, người Bedouin đã cho xây dựng những "ngọn hải đăng sa mạc" này. Chỉ cần có người đốt lửa bên trong, người đang bị lạc liền có thể theo ánh lửa tìm tới nơi an toàn.

LANG THANG TRÊN SA MẠC

Thế nhưng, sa mạc rộng lớn và nguy hiểm như vậy, tại sao người Bedouin lại chọn cuộc sống du mục ở đây?

Hiện nay, số người Bedouin đang sinh sống trên các sa mạc trên thế giới đã lên tới con số 4,5 triệu người. Syria là nơi đông nhất bởi có hơn 1.000.000 người Bedouin sinh sống tại đây. Tuy dân số đông như vậy nhưng người Bedouin vẫn chọn cuộc sống lang thang trên sa mạc bởi một phần là do họ muốn giữ lại truyền thống.

Bí ẩn những căn nhà bằng gạch trổ nhiều lỗ trên sa mạc: Biết tác dụng ai cũng bất ngờ! - Ảnh 5.

Người Bedouin được gọi là những người du mục thích lang thang trên các sa mạc. (Ảnh: Alamy)

Quê hương nguyên thuỷ của người Bedouin là Ả Rập Xê Út. Sau đó, vào thế kỷ thứ 7, những người Bedouin đã di chuyển tới nhiều nơi khác sau đó ổn định ở các vùng sa mạc và coi đây là ngôi nhà của mình. Trước đây, bộ tộc Bedouin rất hiếu chiến, họ thường đi chinh phục các vùng lãnh thổ mới. Vào cuối thế kỷ thứ 7, vùng đất của người Bedouin đã mở rộng từ Ba Tư đến Đại Tây Dương.

Những ngôi nhà của người Bedouin thường là những căn lều. Họ sống xa cách với xã hội hiện đại, sống tự cung tự cấp và xa lánh các khu định cư. Những người phụ nữ sẽ chăm sóc gia đình và chăn nuôi lạc đà, dê và cừu. Những người đàn ông sẽ săn bắn vào buổi tối để tránh nắng nóng còn ban ngày họ sẽ nghỉ ngơi trong lều. Người Bedouin có làm nông nhưng họ chỉ làm vậy khi tìm được nơi có nguồn nước ổn định.

Bí ẩn những căn nhà bằng gạch trổ nhiều lỗ trên sa mạc: Biết tác dụng ai cũng bất ngờ! - Ảnh 6.

Người Bedouin sống xa cách với cuộc sống hiện đại, họ chăn dê, cừu và lạc đà để sống. (Ảnh: Alamy)

Đối với người Bedouin, quan trọng nhất là sự tự do, họ thích và quen với cuộc sống không bị gò bó và thường xuyên di chuyển này. Vì chọn lối sống này nên người Bedouin đã lựa chọn lạc đà để vận chuyển hàng hóa qua sa mạc. Thậm chí, lều của họ cũng được thiết kế để có thể lắp ráp và tháo rời dễ dàng, nhanh chóng.

Đối với người Bedouin, những con lạc đà là loài động vật rất có giá trị. Họ gọi lạc đà là "Ata Allah" (món quà của Thánh Allah) và chúng được chăm sóc rất cẩn thận như những đứa trẻ. Bởi chúng là phương tiện đi lại, cung cấp sữa, giúp họ kiếm tiền mua quần áo, lương thực và thực phẩm.

*Bài viết được tổng hợp từ The National News, The Bedouinway, UNANSEA

Cùng chuyên mục

Đọc thêm