Xã hội

Bên trong căn hầm bí mật từng cất giấu 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn

Tóm tắt:
  • Hầm bí mật dưới căn nhà ở TP.HCM từng cất giấu gần 2 tấn vũ khí cho trận Tết Mậu Thân 1968.
  • Căn nhà nhỏ nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, nhìn bên ngoài bình dị nhưng có vị trí chiến lược quan trọng.
  • Ông Trần Văn Lai đã mua nhà và âm thầm đào hầm chứa vũ khí trong 7 tháng, chỉ bằng những kỹ thuật ngụy trang tinh vi.
  • Giai đoạn 1966-1968, gần 2 tấn vũ khí được chuyển từ Củ Chi, với các lối thoát hiểm cho chiến sĩ khi cần.
  • Ngôi nhà đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1988, ghi dấu sự dũng cảm của những người chiến sĩ.

Căn nhà nhỏ nép mình trong con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3, TP.HCM), nhìn bên ngoài bình dị như bao ngôi nhà khác, nhưng ẩn sâu bên trong lại là một “pháo đài” bí mật từng cất giấu gần 2 tấn vũ khí, phục vụ chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

Hơn nửa thế kỷ trước, đây là điểm tập kết quan trọng, nơi Biệt động Sài Gòn âm thầm chuẩn bị cho trận đánh táo bạo nhằm vào Dinh Độc Lập trong đêm Giao thừa năm 1968.

Căn hầm cất giấu vũ khí được đào ngay dưới nền ngôi nhà này.

Đây là minh chứng sống động về trí tuệ, lòng dũng cảm và sự hy sinh thầm lặng của những người con đất Việt.

Căn nhà được ông Trần Văn Lai (bí danh Năm Lai, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân) mua lại từ năm 1966.

Với diện tích chỉ hơn 35m² nhưng có vị trí chiến lược - hai mặt tiền giáp hai hẻm nhỏ giữa đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) và Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần).

Nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng để xây dựng một hầm bí mật chứa vũ khí.

Lấy lý do sửa nhà, ông Năm Lai đã âm thầm cho đào hầm bằng cách thuê thợ quen thân, tin tưởng.

Quá trình đào đất được thực hiện bí mật tuyệt đối: đất đào ra được giấu vào thùng carton, đưa lên xe tải và chuyển đi nơi khác.

Sau 7 tháng kiên trì, căn hầm hoàn thành, miệng hầm chỉ rộng 0,4m x 0,6m, được ngụy trang tinh vi bằng 6 viên gạch lát nền ngay gần cầu thang, đủ cho một người chui xuống.

Giai đoạn 1966 - 1968, gần 2 tấn vũ khí gồm súng AK, B40, lựu đạn, bộc phá, kíp nổ… đã được vận chuyển từ Củ Chi vào và cất giữ trong căn hầm dưới lòng đất này.

Mọi việc diễn ra lặng lẽ trong bóng tối, vào lúc chạng vạng, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho chiến sĩ và người dân xung quanh.

Trong hầm có 4 khung tròn nối với ống thoát nước, khi bị địch phát hiện có thể chui qua để thoát ra các con đường phía bên ngoài.

Ngoài căn hầm ngầm, ngôi nhà còn có một hầm nổi - lối thoát hiểm quan trọng giúp các chiến sĩ rút lui khi cần thiết. Lối hầm nổi này dẫn lên mái nhà, nơi một sợi dây thừng được buộc sẵn để chiến sĩ leo thoát trong tình huống khẩn cấp, thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong từng chi tiết của chiến dịch.

Căn nhà lịch sử này được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1988.

Các tin khác

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Từ 10.5, hộ gia đình, kinh doanh... trả thêm bao nhiêu tiền điện mỗi tháng

Hôm nay (10.5), quyết định tăng giá điện bán lẻ chính thức có hiệu lực. Mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), theo đó, hộ gia đình dùng 500kW phải trả thêm hơn 65.000 đồng; hộ kinh doanh dịch vụ, trả thêm 332.000 đồng mỗi tháng.

Đồng Nai: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ

Rạng sáng 10.5, nhiều khu vực ở các huyện miền núi của Đồng Nai như Tân Phú, Định Quán có mưa to, khiến người tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn. Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai đã ra cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất.

5 quả hỗ trợ giải độc gan

Uống nước chanh, ăn quả mọng, bưởi hay kiwi đều có thể tăng cường chức năng gan, hỗ trợ quá trình giải độc nhờ các hợp chất thực vật tự nhiên.