Tiền đổ về "vùng trũng"?
Chia sẻ tại tọa đàm BĐS "Thị trường hậu Covid-19 - Tiềm năng đến từ bất động sản ven biển", ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư kí Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, trong quý 4 dòng tiền sẽ dồn về các "vùng trũng" như đất nền, khu đô thị phát triển, những khu du lịch nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển tốt về hạ tầng như Bình Thuận, Khánh Hoà, Bình Định...
Theo vị chuyên gia này, hiện nay, du lịch đang được xem là mũi nhọn phát triển kinh tế Việt Nam với mục tiêu sẽ trở thành 1 trong 30 cường quốc du lịch lớn nhất thế giới giai đoạn 2025-2030. Ở khu vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển nhờ sở hữu rất nhiều điểm đến đẹp, hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Vì đang ở giai đoạn đầu phát triển nên giá cả của BĐS du lịch Việt Nam còn thấp, nhiều dư địa để nhà đầu tư tham gia vào thị trường này.
Tuy vậy, theo ông Đính, không phải vùng biển nào cũng có lợi thế phát triển mạnh kinh tế du lịch. Chỉ những địa phương có sự phát triển hạ tầng giao thông lớn, thuận tiện, có sự đầu tư bài bản và đặc biệt là sự tham gia của các nhà phát triển có thương hiệu trong và ngoài nước sẽ tạo được đà bứt phá.
"Mặc dù không sôi động như trước những thị trường BĐS Bình Thuận vẫn ghi nhận những giao dịch đến từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, với tâm lý thận trọng hơn, khách hàng chủ yếu rơi vào các dự án tổ hợp được quy hoạch tốt, đã triển khai xây dựng và chủ đầu tư có tên tuổi: "Lượng khách quan tâm trong giai đoạn này phần lớn đến từ các nhà đầu tư phía Bắc, và các dòng sản phẩm nhà phố biển với chính sách bán hàng tốt được săn đón nhiều nhất", Đại diện Tổ hợp đô thị nghỉ dưỡng và thể thao biển Thanh Long Bay chia sẻ.
Bình Thuận với nhiều lợi thế về tự nhiên và hạ tầng được dự báo sẽ sớm bùng nổ BĐS
Còn theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, ở thị trường miền Trung, Bình Thuận đang là thị trường BĐS mới nổi được nhà đầu tư quan tâm. Ông Thiên cho rằng, dọc dải đất miền Trung, cuộc sống rất tuyệt vời, ít bị ảnh hưởng bởi công nghiệp. Ngay cả dịch Covid vừa qua miền Trung không chịu tác động quá nặng. Đây là điểm đến đầy hứng khởi, nhiều tiềm năng hậu Covid-19. Trong đó, Bình Thuận sẽ là điểm bùng nổ sớm nhất dải đất miền Trung.
"Hiện Bình Thuận có những khát vọng trỗi dậy để trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch đẳng cấp thế giới. Bình Thuận có sân bay Phan Thiết và rất gần sân bay Long Thành. Nơi đây cũng có hàng loạt tuyến cao tốc lớn nối đến Tp.HCM, nổi bật là cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dự kiến hoàn thành vào năm 2022 sẽ là lực đẩy rất lớn cho thị trường BĐS nơi đây", ông Thiên nhấn mạnh.
Đáng chú ý, theo vị chuyên gia này, thị trường BĐS Bình Thuận đang quy hoạch với loạt Tổ hợp dự án lớn, tập trung những tên tuổi BĐS uy tín như Nam Group, Novaland, Danh Khôi, FLC… với loạt dự án lớn được xây dựng rầm rộ, thu hút sự quan tâm của NĐT.
Quả thực, cùng với sân bay Phan Thiết, dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết là một trong hai công trình trọng điểm, có thể làm thay đổi diện mạo kinh tế, du lịch của Bình Thuận. Khi dự án hoàn thành, thị trường BĐS nơi đây được hưởng lợi nhiều nhất. Dự án này được khởi công vào tháng 9/2020 với mức đầu tư hơn 12.000 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Ở thời điểm hiện tại, trên công trường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, dù trong thời gian dịch bùng phát nhưng tiến độ thi công vẫn đảm bảo, không bị gián đoạn.
Cao tốc khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Tp.HCM đến Bình Thuận chỉ khoảng 1-2 tiếng đồng hồ; di chuyển từ sân bay quốc tế Long Thành và sân bay Phan Thiết rất ngắn. Khoảng thời gian được rút ngắn giúp Bình Thuận trở thành thị trường bất động sản biển hấp dẫn phía Nam. Không chỉ tăng giá trị BĐS mà còn tăng nguồn thu từ khai thác kinh doanh du lịch khi quãng đường di chuyển ngắn lại.
Theo bà Dương Thùy Dung, giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, ngoài sân bay Phan Thiết và cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sắp hình thành thì sân bay quốc tế Long Thành (giai đoạn 1) đang được khởi công chắc chắn là lực đẩy rất mạnh cho thị trường BĐS Bình Thuận.
Chuyên gia CBRE phân tích, hiện tại sân bay Long Thành đang được xây dựng thì chắc chắn những khu vực nằm cách sân bay này từ 1-2 tiếng di chuyển bằng ô tô sẽ được hưởng lợi. Như chúng ta biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp phát triển dự án đang nhắm chủ yếu đến nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, với việc xuất hiện sân bay quốc tế Long Thành thì rõ ràng sẽ là điểm ngắm đến mới cho nhà đầu tư nước ngoài
Nói như vậy để thấy, khi các dự án hạ tầng giao thông lộ diện rõ nét thì giá BĐS sẽ tăng mạnh. Vì thế, theo các chuyên gia trong ngành, đây là thời điểm xuống tiền hợp lý nhất để "đón sóng" hạ tầng khu vực. Việc tăng tốc để đón đầu sức nóng tiền sân bay, cao tốc khiến nhà đầu tư nắm chắc phần lợi nhuận trong đầu tư.
Theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, Bình Thuận là địa phương có những lợi thế, cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư bất động sản ở thời điểm này. Những năm 2017-2018, mức tăng trưởng về giá của bất động sản tại khu vực này ấn tượng. Bình quân cả nước tăng khoảng 5-7% nhưng Bình Thuận ghi nhận mức tăng trên 10%. Con số này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà phát triển bất động sản.
"Thị trường Bình Thuận còn rất hấp dẫn, bài bản từ quy hoạch cao tốc, cầu cảng, đến sân bay tương hỗ lẫn nhau tạo giá trị, bổ trợ cho nhau, tạo nên giá trị rất cao cho phát triển đô thị và hạ tầng du lịch. Bình thuận đang đi đúng hướng và đang thu hút rất mạnh các nhà đầu tư, nhà phát triển dự án dồn về", vị chuyên gia này nhận định.
Còn theo bà Dương Thùy Dung, BĐS nghỉ dưỡng nằm trong các đại đô thị quy mô, được đầu tư bài bản luôn hấp dẫn nhà đầu tư. Đại dịch khiến khẩu vị của khách hàng cũng thay đổi. Người mua quan tâm hơn đất bất động sản sức khỏe, có lợi thế view biển, có những tiện nghi tiện ích đồng bộ đi kèm. Đó là lợi thế rất của các chủ đầu từ dự án cũng như khu vực đáp ứng được các yếu tố này.
Khoảng 80% nhà đầu tư đang nóng lòng chờ "bỏ tiền" vào BĐS
Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, nếu dịch được kiểm soát tốt, vào cuối năm rất có thể sẽ diễn ra "đợt sốt nhẹ" trên thị trường BĐS tỉnh lân cận Tp.HCM. Vị chuyên gia này cho rằng, có khoảng 80% nhà đầu tư đang nóng lòng chờ ngày mở cửa trở lại để tìm sản phẩm mua vào. Lực cầu này sẽ tạo thanh khoản tốt khi mọi hoạt động được nới lỏng hoàn toàn. Trong đó, các sản phẩm BĐS có kết nối giao thông tốt, đặc biệt là của những chủ đầu tư uy tín tiếp tục là phân khúc được nhà đầu tư quan tâm.
Cùng quan điểm, bà Dương Thùy Dung cho hay, sự khan hiếm nguồn cung BĐS trên thị trường sẽ tác động mạnh đến sự hồi phục của thị trường sau dịch Covid-19 do nhu cầu của người mua vẫn rất lớn. Sự phục hồi của thị trường sẽ diễn biến khác nhau ở từng phân khúc. Có những phân khúc sẽ phục hồi ở mức cũ nhưng cũng có những phân khúc sẽ tăng trưởng cao hơn. Có một điều không thể phủ nhận là số lượng người quan tâm đến thị trường bất động sản vẫn rất nhiều.
"Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp tháng nào cũng đi tham quan dự án, họ đi khắp nơi từ các thị trường tỉnh đến những vùng đất ven biển. Sau 2 năm cầm chân, tôi cho rằng họ rất nóng lòng tham gia thị trường", bà Dung nhấn mạnh.
Nhiều dự án BĐS vẫn đẩy mạnh thi công trong mùa dịch để chuẩn bị đón làn sóng đầu tư mới
Quả thực, khi bị nén quá lâu vì dịch, thị trường BĐS được dự báo sẽ bật dậy mạnh khi dịch dần được kiểm soát, hoạt động kinh tế được nới lỏng. Chưa kể, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chuyển hướng từ ngân hàng và chứng khoán sang nhà đất dự báo sẽ tăng trưởng trong thời gian tới. Người mua có nhu cầu đầu tư BĐS theo các chuyên gia trong ngành vẫn rất mạnh.
Chia sẻ tại tọa đàm mới đây, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Khởi nhận định, thị trường bất động sản cho thấy những tín hiệu lạc quan và khi dịch Covid-19 được kiểm soát, dự báo sẽ bùng lên mạnh mẽ. Hiện, người mua đang quan tâm trở lại thị trường, họ vào thị trường với tầm nhìn đầu tư trung – dài hạn.
Giữa hai kênh đầu tư được ưa thích là chứng khoán và bất động sản theo phân tích của đa số chuyên gia trong ngành, bất động sản ít biến động và đang có dấu hiệu phục hồi. Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế sau dịch, bất động sản vẫn là kênh hấp dẫn vì nhu cầu còn cao, là kênh vừa để ở, vừa tích lũy tài sản.