Kỹ năng sống

Bạn tự tin nhất khi nào? Là khi những con số trong tài khoản ngân hàng tăng lên, căn hộ của chính mình ngày một to ra hoặc nhiều lên!

1. Tiết kiệm tiền để đảm bảo chất lượng cuộc sống

Cuối tuần trước, một người bạn ghé nhà chơi. Cô ấy cảm ơn tôi đã thuyết phục cô ấy mua nhà vài năm trước, còn tôi cảm ơn cô ấy đã dạy tôi tiết kiệm tiền trong vài năm qua.

Trước đây, cô từng lâm vào tình cảnh túng quẫn, không có tiền tiết kiệm, tự nhận thấy bản thân càng lớn tuổi trong khi chưa có gì trong tay, tôi đề nghị cô ấy mua một căn nhà nhỏ, cô ấy lập tức gạt ngay đi, nhưng sau khi nghe tôi phân tích, cô đã "liều" nghe theo. 

Trong trường hợp của cô ấy, mua một căn nhà khoảng 3,5 tỉ đồng, cha mẹ phụ giúp một phần trả trước, cô ấy vay 2,5 tỷ đồng từ nhiều bạn bè và cả người yêu nên không tính lãi.

Lúc đó, tiền thuê nhà của cô ấy là 6 triệu đồng/tháng, lương tháng của cô rơi vào khoảng 20 triệu đồng nghĩa là 200.000 đồng mỗi ngày, ngoài tiền ăn ra cô ấy còn chi 100.000 đồng cho đồ ăn vặt hay trà sữa. Sau khi mua nhà, cô trở thành người tự buộc mình "tiết kiệm tiền tiêu vặt", tần suất tiêu xài giảm đi rất nhiều, nhưng để đảm bảo mức sống cơ bản, cô dành nhiều sự quan tâm cho các mã ưu đãi và giảm giá.

Đây là cách tiết kiệm của bạn tôi:

Đồ ăn: Vẫn mua nhưng tần suất giảm dần, luôn dùng mã giảm giá hay freeship để tiết kiệm tiền. 

Mua sắm: Thường mua sắm trên các sàn thương mại điện tử mỗi khi có chương trình khuyến mãi và chỉ mua các thiết bị gia dụng nhỏ.

Đi lại: Sử dụng những mã giảm giá dành cho đi lại. 

Trang phục: Vẫn là mua hàng giảm giá của các thương hiệu thường mặc.

Vật dụng hàng ngày: Tận dụng các vật liệu thừa để tái chế lại thành các vật dụng hữu ích. 

Lần này do rơi vào thời kỳ đầu có dịch, mấy tháng đó công ty chỉ trả lương cơ bản, đồng nghiệp kêu trời do lương bổng không đủ tiêu. Nhưng cô may mắn vì đã sớm dành dụm được tiền mua nhà từ mấy năm trước, dốc hết tâm sức học tập kinh nghiệm tiết kiệm, tránh được cảnh chật vật.

Bạn tự tin nhất khi nào? Là khi những con số trong tài khoản ngân hàng tăng lên, căn hộ của chính mình ngày một to ra hoặc nhiều lên!  - Ảnh 1.

2. Để có được thứ mình muốn thì phải không ngừng tiết kiệm

Một ngày nọ, tôi xem một video được khen ngợi rất nhiều: "Những cặp vợ chồng 9X tiết kiệm tiền mua nhà, tuy có hơi thiếu thốn nhưng hạnh phúc".

Có một cô gái và bạn trai làm việc ở thành phố lớn, cả hai đã tốt nghiệp được 3 năm, lương của cả hai khoảng 40 triệu đồng, tuy bị cắt giảm thu nhập nhưng cả hai vẫn tiết kiệm tiền và dành dụm đủ cho khoản tiền 2 tỷ đồng cho căn nhà đầu tiên trong khoảng 4 năm. Họ tiết kiệm tiền như thế này:

1. Sau khi lĩnh lương xong, trước tiên để dành tiền sinh hoạt và tiền thuê nhà, phần còn lại chuyển vào thẻ ngân hàng cố định, nếu không có tình huống gì đặc biệt, nhất quyết không rút tiền ra.

2. Giữ sổ sách và viết ra các chi phí ăn uống và đi lại hàng ngày. Những chi phí này chỉ để làm rõ ràng về tiền bạc.

3. Xem xét các nhu cầu thiết yếu hàng ngày vào cuối mỗi tháng. Cô vợ nhận thấy rằng việc mua quần áo online luôn chiếm phần lớn chi phí của cô. Cô bắt đầu suy nghĩ về điều đó, muốn mua nhưng vẫn có thể tiết kiệm nên cô chọn mua quần áo trực tuyến với giá rẻ hơn nhiều lần, dù chất lượng không tốt nhưng cô vẫn cam tâm mua.

Ngày qua ngày, sau mấy năm, cô có tổ ấm của riêng mình và rất hào hứng khi chuyển đến.

Một số người đặt câu hỏi về cuộc sống toan tính kỹ lưỡng như vậy có mệt mỏi không, cô cho rằng chính hai người ở bên nhau và cùng hướng đến một mục tiêu chung đã khiến những ngày bình thường trở nên tỏa sáng và khiến tình yêu bền chặt hơn.

Bạn tự tin nhất khi nào? Là khi những con số trong tài khoản ngân hàng tăng lên, căn hộ của chính mình ngày một to ra hoặc nhiều lên!  - Ảnh 2.

3. Tiết kiệm tiền mà không bị ảnh hưởng bởi môi trường và cách sống của người khác

Mĩ, một cô gái trẻ đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Được một thời gian, lương của cô tăng vùn vụt, đồng nghiệp, bạn bè xung quanh ăn mặc sành điệu khiến cô nhanh chóng chạy theo xu hướng, chịu tác động của môi trường và tiêu xài hoang phí, cô biện minh rằng muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, muốn tự thưởng cho mình vì đã nỗ lực hết mình nên mỗi khi đi làm, cô chọn ăn tối trong một nhà hàng sành điệu, son môi của cô thì có rất nhiều, toàn những sản phẩm của các hãng lớn.

Cho đến một ngày, một đồng nghiệp hỏi cô rằng liệu cô có thấy lãng phí khi ngày nào cũng đi đến các nhà hàng sang trọng chỉ để ăn tối không? Đồng nghiệp còn khuyên cô đến thành phố lớn này làm việc không dễ dàng chút nào, vì vậy hãy tiết kiệm cho mình một khoản để phòng thân.

Sau khi nghe lời khuyên, Mĩ nghĩ: Con người ta có điều kiện vậy mà còn biết tiết kiệm và có kỷ luật, tại sao mình lại phải theo đuổi chủ nghĩa hư vô, đuổi theo những thứ không phù hợp với mình?

Vì vậy, cô ấy làm việc chăm chỉ hơn và bắt đầu tiết kiệm tiền ở mức độ cực cao thay vì giữ cái mác sành điệu hoặc tận hưởng cuộc sống sang chảnh như trước. Cuối cùng, Mĩ cũng mua được một ngôi nhà nho nhỏ ở thành phố và cô cảm thấy tiết kiệm tiền là sự tôn trọng lớn nhất của cô, là thứ giúp cô mua được những thứ thiết thực và là mục tiêu để cô theo đuổi mỗi ngày.

Khi khó khăn ập đến, điều khiến tôi tự tin không phải là những chiếc túi hàng hiệu đắt tiền, cũng không phải là sự sành điệu và đẳng cấp khi ra vào các nhà hàng sang chảnh, mà là những con số trong thẻ ngân hàng đang ngày càng tăng lên và căn hộ của chính mình ngày một to ra hoặc nhiều lên.

Ở trên là câu chuyện tiết kiệm tiền để mua một ngôi nhà bởi 3 cô gái. Điểm mấu chốt tôi muốn nói không phải là để mua một ngôi nhà, mà là tiết kiệm tiền. Sau khi tất cả, mọi người đều có quan điểm đầu tư khác nhau và giá trị họ nhận lại được cũng khác nhau.

Bạn tự tin nhất khi nào? Là khi những con số trong tài khoản ngân hàng tăng lên, căn hộ của chính mình ngày một to ra hoặc nhiều lên!  - Ảnh 3.

4. Biết tiết kiệm tiền là nguồn an toàn cho người trưởng thành

Theo "Báo cáo Nghiên cứu về Điều kiện Sống của nhân viên văn phòng năm 2020" do Zhaopin Recruiting phát hành gần đây cho thấy 20% nhân viên văn phòng đã trải qua những thời khắc đen tối nhất, 37,34% tiền lương của họ bị thu hẹp và 30,68% trong số họ đã trải qua việc sa thải. "Không thể trả lương đúng hạn" và "Hủy tăng lương" xếp hạng thứ ba hoặc thứ tư. Nên kiếm tiền không phải là việc bạn có thể tự quyết định, nhưng tiết kiệm tiền thì có.

Có người chia sẻ rằng: Tôi thường tiết kiệm tiền để không phải chịu cảnh thất nghiệp, tôi sẽ không khiến bản thân và gia đình bất lực khi ốm đau, tôi sẽ không để tình cảm trong sáng của mình bị thử thách của đồng tiền và tôi đã chiến thắng bản thân trong việc sinh tồn ở một thành phố xa lạ. Những người tiết kiệm tiền không phải chỉ để có được tiền, mà là để phát triển những thói quen tốt cho họ. Họ sẽ lập kế hoạch, gia giảm các thói quen và các vật dụng thiết yếu như thức ăn, quần áo, nơi ở và phương tiện đi lại… Họ sẽ có thể đạt được mục tiêu, ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro và được hưởng lợi rất nhiều.

Họ rất tự kỷ luật và có khả năng trì hoãn sự hài lòng, khi gặp thứ mình thích thì tạm thời không mua, nếu không thấu quá thì sau này sẽ lập tức tự thỏa mãn.

Họ biết lựa chọn, biết điều gì là quan trọng và điều gì kém quan trọng, họ sẽ nắm được cái lớn và bỏ cái nhỏ.

Họ điềm tĩnh hơn, coi trọng lòng mình, sáng suốt và biết nắm bắt cơ hội trước những quyết định và cơ hội lớn. Có niềm tin vào bản thân và hy vọng vào tương lai.

Có thể tiết kiệm tiền chính là nguồn hạnh phúc của người trưởng thành

Nhiều người dù giàu nhưng họ đang sống một cuộc sống tối giản. Bộ vest của Obama chỉ có hai màu xám và đen, còn Zuckerberg thì dường như chỉ có áo thun và quần jean. Lối sống từ bỏ và không nắm giữ những thứ không quan trọng cũng ngày càng được nhiều người săn đón. Ngày càng có nhiều người nhận ra rằng niềm vui do vật chất mang lại chỉ là thoáng qua.

Chúng ta tưởng rằng mình sở hữu rất nhiều thứ, nhưng thật ra chúng ta cũng bị đồ vật chiếm hữu.

Tác giả Haruki Murakami đã nói, khi bạn đi qua sóng gió, bạn sẽ trở nên trưởng thành hơn.

Có thể chúng ta đã trải qua cuộc sống khó khăn lúc nhỏ, hay cuộc sống khó khăn thời hiện đại do dịch bệnh, chúng ta sẽ nhận ra rằng muốn có tiền thì phải kiếm tiền, kiếm được rồi thì phải kiệm, để phòng thân. Bạn chưa giàu không phải do bạn không có khả năng làm giàu, mà do bạn mù quáng tiêu tiền, không có tiết kiệm cho tương lai. Hãy cố kiếm nhiều tiền hơn và tiết kiệm tiền bởi đó chính là nguồn hạnh phúc của người trưởng thành.

(Sohu) 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm