Để một quảng cáo có thể ra mắt công chúng đòi hỏi rất nhiều quy trình phức tạp. Đầu tiên, các công ty quảng cáo sẽ phải bàn bạc, thảo luận và trình bày những ý tưởng của mình. Thông qua các cuộc họp với hàng loạt nhà lãnh đạo về tiếp thị cũng như quản lý cấp cao của thương hiệu, nó sẽ được triển khai ngay sau khi được chấp thuận. Đồng thời, trước khi đưa vào hoạt động, để đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thực hiện, các chiến dịch này phải trải qua những yêu cầu vô cùng khắt khe.
Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, một số quảng cáo tồi tệ vẫn lọt ra ngoài.
Chúng tôi ngán ngẩm khi thấy có quá nhiều những quảng cáo thất bại. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 9 quảng cáo tồi tệ nhất mọi thời đại:
1. Nivea
Tôi không biết lý do khiến công ty quảng cáo cũng như nhóm tiếp thị Nivea chấp thuận ý tưởng này là gì.
Nó hoàn toàn thất bại ở thị trường Trung Đông, với rất nhiều những lời lẽ phân biệt chủng tộc. Bạn sẽ thấy quảng cáo này xuất hiện nhan nhản trên internet cùng với phong trào Alt-right (một tổ chức lấy chủ nghĩa dân tộc da trắng làm cơ bản).
Họ đăng lại quảng cáo lên các kênh xã hội của mình cùng dòng chú thích: "#Nivea: the official moisturizer/antiperspirant of the #AltRight". Họ cũng đăng ảnh Hitler lên tài khoản Facebook Nivea, trang 4Chan và rất nhiều các tin nhắn có nội dung phân biệt chủng tộc khác.
Sau hai ngày, Nivea đã phải gỡ bỏ quảng cáo và công khai đăng bài xin lỗi trên trang Facebook: "Chúng tôi xin lỗi tất cả mọi người, đặc biệt là những ai cảm thấy bị xúc phạm vì bài đăng trước đó. Sau khi nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực và hiểu nhầm không đáng có, chúng tôi đã xử lý và thu hồi nó ngay lập tức".
Lời xin lỗi đó dường như vô nghĩa. Bởi hầu hết mọi người đều cho rằng: Nivea chỉ đang nỗ lực nửa vời để che lấp đi sai lầm của mình.
2. Bloomingdale
Vào năm 2015, hãng bán lẻ thời trang cao cấp Bloomingdale đã sử dụng hình ảnh trên để rao bán các sản phẩm của mình. Nó khiến nhiều người liên tưởng đến các vụ hiếp dâm dưới tác động của rượu.
Quảng cáo này ngay lập tức được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội và bị lên án gay gắt. Bloomingdales không đưa ra bất kỳ lý do nào để giải thích cho hành động của mình. Họ gửi đến công chúng một lời xin lỗi vô cùng ngắn gọn với 140 ký tự.
3. Lifelock
Năm 2006, Lifelock - một công ty bảo vệ dữ liệu của Mỹ - đã đưa ra một chiến dịch quảng bá về khả năng bảo mật thông tin của mình. Trên bảng quảng cáo, họ công bố số An sinh xã hội của Giám đốc điều hành Todd Davis với mong muốn truyền đi thông điệp: "LifeLock có thể làm cho thông tin cá nhân của bạn trở nên vô dụng, bảo vệ bạn khỏi những tội phạm nguy hiểm nhất."
Không có gì ngạc nhiên khi các tin tặc coi đây là một thử thách thú vị. Và Davis liên tục trở thành nạn nhân của hành vi trộm cắp danh tính.
Todd Davis giả xuất hiện ở khắp nơi và nợ nần chồng chất. Việc CEO của một công ty cung cấp giải pháp bảo vệ dữ liệu trở thành nạn nhân của 13 vụ trộm danh tính đã chứng tỏ sản phẩm của họ không thật sự hiệu quả.
LifeLock cố gắng cải thiện, phát triển sản phẩm của mình nhưng vẫn không thể bảo vệ được danh tính của Davis.
Cuối cùng Ủy ban Thương mại Liên bang đã phạt LifeLock 12 triệu USD vì quảng cáo sai sự thật.
4. Dupont
Dupont là công ty đầu tiên ở Hoa Kỳ sản xuất giấy bóng kính, một sản phẩm dùng để giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon.
Năm 1953, họ đã phát hành quảng cáo trên. Và không biết vì sao, họ lại nghĩ rằng cách tốt nhất để giới thiệu sản phẩm của mình là để trẻ em sơ sinh được bọc trong giấy bóng kính. Điều đó thật kỳ lạ. Nhìn vào nó, tôi hình dung ra một cảnh tượng kinh hoàng, những đứa trẻ đang thoi thóp yếu ớt do ngạt thở. Tôi thật sự đã hy vọng, đây là một hình ảnh cảnh báo: trẻ em, không thử điều này tại nhà!
Rất may, Dupont không còn sản xuất giấy bóng kính nữa.
5. Reebok
Quảng cáo này ban đầu chỉ xuất hiện tại Đức, nhưng sau đó bị lan truyền với tốc độ chóng mặt. Cả thế giới đều phẫn nộ, yêu cầu tẩy chay các sản phẩm của Reebok vì thông điệp sai trái mà họ đem lại.
Khuyến khích mọi người làm việc là tốt, nhưng khuyên người khác gian lận là một quyết định sai lầm. Một thương hiệu, dù nhỏ hay lớn, đều không bao giờ được phép đưa ra những lời khuyên như vậy.
Một phát ngôn viên của Reebok đã nói với CBS rằng: "Chúng tôi xin lỗi vì sự tiêu cực của những thông điệp này. Song cũng rất thất vọng khi nó xuất hiện và gây ảnh hưởng đến mọi người."
Tôi tự hỏi: Làm thế nào mà họ lại chấp thuận, đồng ý cho thực hiện quảng cáo này?
6. Heineken
Một năm sau thất bại của Nivea, Heineken đã thử một chiến dịch tương tự trên cả báo in và truyền hình. Và trên Twitter, tràn ngập các thông điệp như tin nhắn dưới đây của Chance the Rapper.
Tôi đã hy vọng những điều anh ấy nói là sai và các công ty sẽ không cố tình làm ra điều này. Heineken rất nhanh chóng phải gửi đi lời xin lỗi. Heineken US cho biết: "Chúng tôi đã và đang ghi nhận tất cả các ý kiến phản hồi. Đồng thời cũng cố gắng vận dụng chúng cho các chiến dịch khác trong tương lai."
7. Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF)
Tôi hiểu rằng họ đang muốn làm nổi bật thảm kịch và sự tàn phá của một trận sóng thần. Tuy nhiên, cách họ thể hiện chúng thật tồi tệ.
Sau khi vấp phải làn sóng phản đối, DDB Brazil đã nói rằng "đáng lẽ quảng cáo này đã không được thực hiện". Họ đổ lỗi cho sự thiếu kinh nghiệm của một nhân viên cấp dưới. Lý do thật "ngớ ngẩn".
WWF USA thì trốn tránh trách nhiệm. Họ nói rằng sẽ không bao giờ sử dụng sự kiện thương tâm 11/9 để làm quảng cáo. Nhưng thật đáng buồn, 11 năm sau, quảng cáo khủng khiếp này vẫn tồn tại trên internet.
8. Dove
Vào năm 2017, Dove đăng tải một hình ảnh, cho thấy một phụ nữ da đen đã cởi áo để biến thành một phụ nữ da trắng. Tất nhiên, quảng cáo này đã tiếp nối bước chân của Heineken và Nivea, đụng chạm đến vấn nạn phân biệt chủng tộc.
Càng tồi tệ hơn là họ không học được gì từ những sai lầm trong quá khứ. Năm 2011, họ nhận về rất nhiều lời chỉ trích vì một quảng cáo phân biệt chủng tộc tương tự và đã phải gỡ bỏ.
Bạn đang tự hỏi: làm thế nào mà một thương hiệu lớn lại có thể mắc cùng một sai lầm khủng khiếp đến hai lần?
9. Protein World
Quảng cáo của Protein World đã khiến body-shaming trở nên phổ biến khi nó được phát hành ở London vào năm 2015. Một cuộc khảo sát về chiến dịch này cho thấy 61% phụ nữ cảm thấy xấu hổ về cơ thể của mình sau khi xem quảng cáo.
Nhưng khác với các công ty trước đó, Giám đốc điều hành của Protein World lại không hề xin lỗi. Arjun Seth thậm chí còn không tỏ ra hối hận.
70 nghìn người đã ký vào một bản kiến nghị yêu cầu gỡ bỏ quảng cáo khỏi London Underground và ba tuần sau khi ra mắt, Thị trưởng London đã cấm quảng cáo này.
Trong thời đại ngày nay, những thảm họa quảng cáo như vậy sẽ không bao giờ bị lãng quên. Internet và những bài báo sẽ liên tục nhắc lại và làm "xấu hổ" những thương hiệu này.
Hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta sẽ không còn phải thấy những quảng cáo phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính hoặc xúc phạm nữa.