Kỹ năng sống

Bàn chân là "trái tim thứ 2" trên người: Nếu xuất hiện 9 thay đổi này, có thể cơ thể đang gặp nhiều bất ổn

Bàn chân và cổ chân tạo nên một cấu trúc giải phẫu phức tạp gồm có 26 xương hình dạng không đều nhau, 30 khớp hoạt dịch, hơn 100 dây chằng và có 30 cơ tác động lên các phân đoạn. Để hỗ trợ cơ thể con người đi lại, chúng liên quan mật thiết đến não, tim và thần kinh của chúng ta. 

Y học hiện đại gọi bàn chân là “trái tim thứ hai”. Ðôi bàn chân tuy nằm ở vị trí thấp nhất trong cơ thể, nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, ở phương diện sức khỏe, bộ phận này có liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người.

Nếu có bất thường ở bàn chân, rất có thể cơ thể đã gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe, cho thấy một số vấn đề đang dần xuất hiện. Những triệu chứng bàn chân dưới đây đại diện cho những căn bệnh khác nhau, mọi người không được bỏ qua mà cần thăm khám cẩn thận.

Bàn chân là trái tim thứ 2 trên người: Nếu xuất hiện 9 thay đổi này, có thể cơ thể đang gặp nhiều bất ổn - Ảnh 1.

9 thay đổi trên bàn chân là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe

1. Tê bì cả hai chân

Nếu bàn chân thường xuyên bị tê, phần lớn có liên quan đến bệnh lý thần kinh. Hãy cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh tổn thương dây thần kinh ở gót chân và mắt cá chân. 

Đồng thời nên kiểm tra đường huyết nếu tình trạng này xuất hiện liên tục. Nguyên nhân là do chỉ số đường huyết tăng cao dễ khiến các vi mạch bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì. Chú ý kiêng rượu, bia vì chúng có thể gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

2. Chuột rút bàn chân

Chuột rút chân, là tình trạng co giật cơ, có thể liên quan đến việc tập thể dục cường độ cao một hoặc hai lần, sẽ có cảm giác đau nhức sau đó. 

Trong trường hợp này, có thể cơ thể đang thiếu một số dưỡng chất quan trọng như canxi, kali, magie… Nên bổ sung đủ chất, đồng thời, có thể mát-xa chân thường xuyên hơn và dùng khăn ủ ấm vào ban đêm để giúp tình trạng thuyên giảm. Nếu không đỡ, nên đi khám bác sĩ ngay.

Bàn chân là trái tim thứ 2 trên người: Nếu xuất hiện 9 thay đổi này, có thể cơ thể đang gặp nhiều bất ổn - Ảnh 2.

Đôi chân thường đưa ra nhiều dấu hiệu báo động sức khỏe, nhưng bị mọi người bỏ qua rất nhiều. Ảnh minh họa: Aboluowang

3. Da chân bị khô, bong tróc nghiêm trọng

Nếu bàn chân bị bong tróc, làn da khô ráp có thể là do máu trong cơ thể lưu thông kém. Bàn chân nằm khá xa so với tim, nếu bộ phận này không được cung cấp đủ máu, nó sẽ hoạt động rất “khô khan”. Ngoài ra, nấm da cũng có thể gây nên tình trạng như vậy, đi kèm với những cơn ngứa ngáy khó chịu.

4. Vết thương ở chân khó lành

Khi có vết thương ở chân để lâu không lành, rất có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Khi lượng đường trong máu tăng đột biến, hệ thống dây thần kinh dễ bị tổn thương, lúc này khả năng tiết mồ hôi cũng bị suy yếu, từ đó dẫn đến một biến chứng là bệnh tiểu đường bàn chân. Một khi có hiện tượng này cần đi khám để điều trị kịp thời.

5. Chân lạnh toát 

Quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể không được thông suốt, kém lưu thông thì lúc nào chân cũng sẽ bị lạnh. Cũng có thể do chức năng tuyến giáp suy giảm và hormone trong cơ thể tiết không đủ, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường. Như vậy, chức năng điều hòa thân nhiệt cũng bị ảnh hưởng, làm bàn chân có nhiệt độ bất thường. 

6. Mọc nhiều nốt ruồi lạ bàn chân

Nếu trên ngón chân, bàn chân xuất hiện nhiều nốt ruồi đen không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn thì hãy cẩn thận. Nếu tốc độ phát triển của các nốt này nhanh thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hắc tố da. Khối u ác tính này thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và là một dạng ung thư da nên mọi người tuyệt đối không được xem nhẹ.

7. Tự dưng sưng tấy mắt cá chân 

Nếu mắt cá chân đột nhiên sưng tấy mà không bị ngoại cảnh tác động thì cần cẩn trọng nguy cơ bị bệnh suy thận. Vì thận có vai trò trao đổi chất trong cơ thể, nếu cơ quan này không thể hoạt động tốt thì lượng nước dư thừa trong cơ thể không được đào thải kịp thời, dẫn đến phù nề bàn chân.

Bàn chân là trái tim thứ 2 trên người: Nếu xuất hiện 9 thay đổi này, có thể cơ thể đang gặp nhiều bất ổn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: Aboluowang

8. Đau ở lòng bàn chân

Với những người thường đi lại nhiều, bàn chân chịu áp lực liên tục dễ bị đau đớn. Nguyên nhân có thể liên quan tới việc sử dụng giày dép chưa phù hợp. Nếu bạn cảm thấy đau khi ấn vào, nhưng không đỏ hoặc sưng, có thể là do tổn thương cơ bắp. Nên tránh đi giày cao gót và chọn những đôi giày thoải mái.

9. Đau gót chân

Đau gót chân cũng liên quan đến việc đi giày, nhưng nếu cơn đau kéo dài, hãy cẩn thận với bệnh viêm gân Achilles, viêm cân gan chân và các vấn đề khác. Đừng cố chịu đựng, khi cơn đau xuất hiện hãy đến gặp bác sĩ kịp thời để giải quyết vấn đề kịp thời.

Lưu ý bảo vệ sức khỏe bàn chân

Để tăng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, mọi người nên lưu ý bảo vệ sức khỏe của bàn chân. Một trong những biện pháp thông dụng, dễ thực hiện nhất là ngâm chân nước nóng.

Cách làm này vừa góp phần giữ ấm chân, giúp cho khí huyết luôn được lưu thông, không bị ứ lại, đồng thời chống mệt mỏi, phòng và chữa cảm cúm và một số chứng bệnh khác.

Khi ngâm chân nước ấm với dược liệu không những có tác dụng giảm mệt mỏi, đau nhức, mà còn có hiệu quả trị một số bệnh mạn tính, khó chữa. Đặc biệt có tác dụng cải thiện tuần hoàn não, hệ thần kinh thực vật và hệ thống miễn dịch.

Bàn chân là trái tim thứ 2 trên người: Nếu xuất hiện 9 thay đổi này, có thể cơ thể đang gặp nhiều bất ổn - Ảnh 4.

 *Theo Aboluowang


Cùng chuyên mục

Đọc thêm