Thực mục sở thị giếng thiêng
Tìm gặp bất cứ ai của các xã Lục Sơn, Trường Sơn, Bình Sơn và Vô Tranh (Lục Nam, Bắc Giang), không ai là không biết về cái giếng lạ ở xã xóm Chùa (xã Vô Tranh). Những truyền thuyết về giếng cổ này vẫn được dân làng truyền tai nhau từ nhiều năm nay.
PV Tiền Phong đã tìm về Vô Tranh để được tận thấy cái giếng có nhiều lời đồn thổi này. Giếng này nằm cạnh góc vườn nhà ông Nguyễn Văn Phụng ở xóm Chùa, thôn Tranh nên được ông trông nom nhiều năm nay.
Theo quan sát của PV, cái giếng trong "truyền thuyết" này cũng bình thường như bao cái giếng khác: được kè gạch, nền xung quanh được đổ bê tông, thành giếng xây bằng gạch nung kiểu mới, vuông thành sắc cạnh. Nếu không được giới thiệu, nhiều người có thể nhầm lẫn đây là giếng mới xây.
Duy chỉ có điểm lạ: Mực nước khoảng 1,5m, nước trong vắt, nhìn rõ cả đáy. Xung quanh đáy là các vỉa đá tự nhiên.
PV đã có cuộc trò chuyện với ông Phụng để tìm hiểu những điều kì bí quanh chiếc giếng này thì được biết từ khi ông sinh ra, giếng cổ này đã nằm ở đó, cha ông của ông Phụng cũng không biết giếng có từ lúc nào.
Trước đây, giếng còn có tên gọi khác là giếng Đình, vì bên giếng có một ngôi đình và cây đa cổ thụ. Vào ngày rằm hàng tháng, người dân vẫn tụ tập họp chợ quanh giếng. Hàng ngày, vẫn có người dân lấy nước giếng về nấu ăn, pha chè hay tắm rửa, giặt giũ.
Vẻ bề ngoài "mới mẻ" của giếng là do năm 2019, các hộ dân góp tiền cải tạo để tiện sử dụng vì nước giếng rất đảm bảo. Ông Phụng đã mang mẫu nước ra Trung tâm Y tế Dự phòng huyện xét nghiệm và đều đạt tiêu chuẩn nước sạch.
Theo lời ông Phụng cho nguồn trên hay, nước giếng trong, mát và ngọt, dù hạn hán kéo dài cũng không bao giờ cạn, dân làng khi đi qua đây vẫn thường ghé vào uống nước. Đặc biệt, người muốn uống nước phải nói câu xin nước rồi lẳng lặng mà uống, không được dùng rửa mặt hay tay chân. Xong xuôi, người uống nước phải lặng lẽ rời đi, không được khen hay chê bất cứ một lời nào.
Những lời đồn đại bị thổi phồng
Đằng sau vẻ bình thường của chiếc giếng cổ trên là những câu chuyện mang tính liêu trai chí dị khiến chiếc giếng trở nên nổi tiếng gần xa. Những câu chuyện đồn đại đó đều được dân xã Vô Tranh gật đầu chứng nhận có đồn nhưng không ai có thể xác thực.
Cụ Nguyễn Văn Nội (ngoài 90 tuổi) cho PV Kiến Thức hay, ngày cụ nhỏ đã nghe người lớn kể rằng thầy bùa Trung Quốc đã tìm chọn và bắt trong làng một cô gái trinh nguyên để làm "thần giữ của" cho giếng cổ.
Cụ Nội cho báo trên hay: "Các cụ ngày xưa kể lại là người Tàu có vơ vét được rất nhiều vàng của người Việt khi đó nên đã chôn xuống giếng để giấu. Họ yểm bùa bằng cô gái trinh nguyên để giữ của. Đồng thời, nhét bản đồ kho báu vào trong con chó đá để sau này biết lối mà tìm".
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phụng là người sống gần giếng nhất nên từng chứng kiến nhiều kẻ hám của đến tìm kiếm, dò la xung quanh. Chuyện bắt đầu từ năm 1990, khi ông Phụng đào giếng vì bị lấp sau sự cố thì phát hiện dưới lớp đất sâu một con chó đá nặng 150kg.
Ông Phụng liền để con chó đá bên vệ đường nhưng một thời gian sau lại bị lấy trộm. Không rõ có phải bên trong con chó đá có giấu gì quý giá không mà từ đó trở đi, hàng loạt người Trung Quốc xuất hiện quanh quẩn bên giếng với đủ các công cụ đào vàng, họ còn khẳng định máy dò vàng đã phát ra tín hiệu tìm thấy gì đó.
Tuy nhiên, dân làng phát hiện ra đuổi thì họ chạy. Cứ như thế năm lần bảy lượt, họ đến rồi lại chạy khi dân làng đuổi.
Ông Phụng tiết lộ với nguồn trên: "Vì nhà tôi ở gần giếng nên có đêm nghe tiếng động, khi chạy ra thì thấy một nhóm người đang đào bới phía cạnh giếng. Tôi tri hô cho dân làng biết thì nhóm đào bới này chạy hết".
Vì có quá nhiều kẻ lạ tìm đến làng nên dân làng quyết định thuê 3 máy bơm công suất lớn để hút cạn nước giếng hòng tìm kiếm xem có gì hay không nhưng dù máy bơm chạy cả ngày lẫn đêm suốt 1 tuần lễ nhưng nước trong giếng không cạn chút nào.
Càng bơm, nước giếng càng phun trào dữ dội hơn nên dân làng từ đó trở đi càng tin rằng đây thực sự là "giếng thiêng" không nên đụng vào. Còn những người có kiến thức sâu rộng trong làng thì lý giải rằng giếng đào trúng mạch nước ngầm nên mới khó hút cạn chứ không có gì kì lạ.
Chủ tịch UBND xã Vô Tranh nhiều năm về trước từng cho báo Kiến Thức hay: "Rất nhiều chuyện mang tính tâm linh xảy ra xung quanh chiếc giếng cổ thôn Tranh mà theo tôi chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Việc máy dò vàng phát ra tín hiệu là có thật nhưng có lẽ, do tục lấy nước đầu năm phải vứt xuống vài đồng xu nên thấy kim loại, máy phát ra tín hiệu là bình thường".
Câu chuyện giếng Đình (hay còn gọi là giếng Bà Cô) ở xã Vô Tranh có thực sự giấu vàng hay không thì chưa có lời giải đáp, tất cả tin đồn từ xưa truyền lại chứ không có gì chứng thực.
Tổng hợp
Thực mục sở thị giếng thiêng
Tìm gặp bất cứ ai của các xã Lục Sơn, Trường Sơn, Bình Sơn và Vô Tranh (Lục Nam, Bắc Giang), không ai là không biết về cái giếng lạ ở xã xóm Chùa (xã Vô Tranh). Những truyền thuyết về giếng cổ này vẫn được dân làng truyền tai nhau từ nhiều năm nay.
PV Tiền Phong đã tìm về Vô Tranh để được tận thấy cái giếng có nhiều lời đồn thổi này. Giếng này nằm cạnh góc vườn nhà ông Nguyễn Văn Phụng ở xóm Chùa, thôn Tranh nên được ông trông nom nhiều năm nay.
Theo quan sát của PV, cái giếng trong "truyền thuyết" này cũng bình thường như bao cái giếng khác: được kè gạch, nền xung quanh được đổ bê tông, thành giếng xây bằng gạch nung kiểu mới, vuông thành sắc cạnh. Nếu không được giới thiệu, nhiều người có thể nhầm lẫn đây là giếng mới xây.
Duy chỉ có điểm lạ: Mực nước khoảng 1,5m, nước trong vắt, nhìn rõ cả đáy. Xung quanh đáy là các vỉa đá tự nhiên.
PV đã có cuộc trò chuyện với ông Phụng để tìm hiểu những điều kì bí quanh chiếc giếng này thì được biết từ khi ông sinh ra, giếng cổ này đã nằm ở đó, cha ông của ông Phụng cũng không biết giếng có từ lúc nào.
Trước đây, giếng còn có tên gọi khác là giếng Đình, vì bên giếng có một ngôi đình và cây đa cổ thụ. Vào ngày rằm hàng tháng, người dân vẫn tụ tập họp chợ quanh giếng. Hàng ngày, vẫn có người dân lấy nước giếng về nấu ăn, pha chè hay tắm rửa, giặt giũ.
Vẻ bề ngoài "mới mẻ" của giếng là do năm 2019, các hộ dân góp tiền cải tạo để tiện sử dụng vì nước giếng rất đảm bảo. Ông Phụng đã mang mẫu nước ra Trung tâm Y tế Dự phòng huyện xét nghiệm và đều đạt tiêu chuẩn nước sạch.
Theo lời ông Phụng cho nguồn trên hay, nước giếng trong, mát và ngọt, dù hạn hán kéo dài cũng không bao giờ cạn, dân làng khi đi qua đây vẫn thường ghé vào uống nước. Đặc biệt, người muốn uống nước phải nói câu xin nước rồi lẳng lặng mà uống, không được dùng rửa mặt hay tay chân. Xong xuôi, người uống nước phải lặng lẽ rời đi, không được khen hay chê bất cứ một lời nào.
Những lời đồn đại bị thổi phồng
Đằng sau vẻ bình thường của chiếc giếng cổ trên là những câu chuyện mang tính liêu trai chí dị khiến chiếc giếng trở nên nổi tiếng gần xa. Những câu chuyện đồn đại đó đều được dân xã Vô Tranh gật đầu chứng nhận có đồn nhưng không ai có thể xác thực.
Cụ Nguyễn Văn Nội (ngoài 90 tuổi) cho PV Kiến Thức hay, ngày cụ nhỏ đã nghe người lớn kể rằng thầy bùa Trung Quốc đã tìm chọn và bắt trong làng một cô gái trinh nguyên để làm "thần giữ của" cho giếng cổ.
Cụ Nội cho báo trên hay: "Các cụ ngày xưa kể lại là người Tàu có vơ vét được rất nhiều vàng của người Việt khi đó nên đã chôn xuống giếng để giấu. Họ yểm bùa bằng cô gái trinh nguyên để giữ của. Đồng thời, nhét bản đồ kho báu vào trong con chó đá để sau này biết lối mà tìm".
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phụng là người sống gần giếng nhất nên từng chứng kiến nhiều kẻ hám của đến tìm kiếm, dò la xung quanh. Chuyện bắt đầu từ năm 1990, khi ông Phụng đào giếng vì bị lấp sau sự cố thì phát hiện dưới lớp đất sâu một con chó đá nặng 150kg.
Ông Phụng liền để con chó đá bên vệ đường nhưng một thời gian sau lại bị lấy trộm. Không rõ có phải bên trong con chó đá có giấu gì quý giá không mà từ đó trở đi, hàng loạt người Trung Quốc xuất hiện quanh quẩn bên giếng với đủ các công cụ đào vàng, họ còn khẳng định máy dò vàng đã phát ra tín hiệu tìm thấy gì đó.
Tuy nhiên, dân làng phát hiện ra đuổi thì họ chạy. Cứ như thế năm lần bảy lượt, họ đến rồi lại chạy khi dân làng đuổi.
Ông Phụng tiết lộ với nguồn trên: "Vì nhà tôi ở gần giếng nên có đêm nghe tiếng động, khi chạy ra thì thấy một nhóm người đang đào bới phía cạnh giếng. Tôi tri hô cho dân làng biết thì nhóm đào bới này chạy hết".
Vì có quá nhiều kẻ lạ tìm đến làng nên dân làng quyết định thuê 3 máy bơm công suất lớn để hút cạn nước giếng hòng tìm kiếm xem có gì hay không nhưng dù máy bơm chạy cả ngày lẫn đêm suốt 1 tuần lễ nhưng nước trong giếng không cạn chút nào.
Càng bơm, nước giếng càng phun trào dữ dội hơn nên dân làng từ đó trở đi càng tin rằng đây thực sự là "giếng thiêng" không nên đụng vào. Còn những người có kiến thức sâu rộng trong làng thì lý giải rằng giếng đào trúng mạch nước ngầm nên mới khó hút cạn chứ không có gì kì lạ.
Chủ tịch UBND xã Vô Tranh nhiều năm về trước từng cho báo Kiến Thức hay: "Rất nhiều chuyện mang tính tâm linh xảy ra xung quanh chiếc giếng cổ thôn Tranh mà theo tôi chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Việc máy dò vàng phát ra tín hiệu là có thật nhưng có lẽ, do tục lấy nước đầu năm phải vứt xuống vài đồng xu nên thấy kim loại, máy phát ra tín hiệu là bình thường".
Câu chuyện giếng Đình (hay còn gọi là giếng Bà Cô) ở xã Vô Tranh có thực sự giấu vàng hay không thì chưa có lời giải đáp, tất cả tin đồn từ xưa truyền lại chứ không có gì chứng thực.
Tổng hợp