Mỗi đứa trẻ được sinh ra đều mang những hy vọng của người cha, người mẹ. Đặc biệt đối với những gia đình khó khăn, họ đều mong muốn ''đổi đời'' cho đứa con của mình. Tuy nhiên nhiều gia đình cố gắng nhưng không thể thay đổi được cuộc sống của thế hệ sau, thực tế vấn đề này nằm ở 3 lý do dưới đây:
Tình cảm vợ chồng không hoà hợp
Tình cảm vợ chồng không thể tránh khỏi những lúc cãi vã. Tuy nhiên nếu bất đồng thường xuyên xảy ra thì đây thực sự là vấn đề lớn, đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ.
Nghiên cứu cho thấy, một đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những tranh cãi gay gắt của cha mẹ. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn cho thấy không chỉ trẻ con bị ảnh hưởng tiêu cực nếu thấy cha mẹ bất hòa mà kể cả trẻ vị thành niên (dưới 19 tuổi) cũng rất nhạy cảm với những vấn đề xảy ra trong hôn nhân của cha mẹ.
Điều đó chứng tỏ, ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến trưởng thành, trẻ em sẽ luôn bị ảnh hưởng bởi cách cha mẹ giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân.
Theo chuyên gia, các cuộc xung đột, tranh cãi thường xuyên giữa cha mẹ có thể tác động xấu đến tâm lý của trẻ khiến chúng luôn cảm thấy bất an, suy giảm khả năng nhận thức thậm chí có thể dẫn đến sai lệch trong nhân cách.
Môi trường gia đình không lành mạnh
Việc trẻ sinh ra và lớn lên trong môi trường “ô nhiễm”, tiếp xúc nhiều với những hành vi xấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Môi trường gia đình là nơi đầu tiên trẻ được tiếp xúc. Từ đây, bé sẽ hình thành rất nhiều những tính cách ban đầu. Gia đình tràn ngập yêu thương, hạnh phúc sẽ cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến, soi sáng trí tuệ để trẻ phát triển toàn diện, đồng thời bồi dưỡng phát triển tính cách lành mạnh trong trẻ.
Ngược lại với gia đình có môi trường không lành mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành của trẻ, khiến chúng hình thành những phong cách và tật xấu khó bỏ, ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp.
Cha mẹ thường xuyên than vãn về hoàn cảnh gia đình
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nhiều cha mẹ thường xuyên than vãn trước mặt con. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, khiến chúng suy nghĩ cha mẹ của mình kém cỏi, môi trường sống không tốt.
Suy cho cùng trẻ em rất nhạy cảm, đặc biệt nếu những học sinh xung quanh thường xuyên so sánh sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ. Bởi bản thân các em nhiều lần nghe thấy bố mẹ nói rằng môi trường gia đình nghèo khó nên dễ khiến chúng cảm thấy tự ti.
Việc lớn lên trong một thời gian dài tự ti khiến trẻ cảm thấy năng lực của mình thua kém với bạn bè và sự phát triển năng lực của chúng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cuối cùng khiến các bé không thể thích nghi với môi trường.
Như vậy có thể thấy 3 lý do trên đang ảnh hưởng đến trẻ. Vì thế, các bậc cha mẹ cần thay đổi để có thể ''đổi đời'' cho con bằng việc quan tâm đến 3 khía cạnh dưới đây.
Thứ nhất, tạo hoà khí tốt trong gia đình
Nếu được sống trong môi trường tốt, bé sẽ sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách. Sự hoà thuận của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự thăng tiến của trẻ. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình hạnh phúc sẽ luôn có trạng thái tâm lý tích cực và truyền cảm hứng.
Thứ hai, dạy trẻ chân lý của cuộc sống
Để con cái trở thành những công dân tốt, trên thực tế việc giáo dục của cha mẹ là rất cần thiết. Vì vậy các bậc phụ huynh nên giáo dục con những nguyên tắc cơ bản để làm người, điều này có ích trong việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của trẻ.
Cha mẹ cần lưu ý trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một đứa trẻ. Gorman, Tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Harvard, cho biết: 80% thành công của một người là trí tuệ cảm xúc (EQ) và 20% còn lại là IQ. Chính vì vậy, yếu tố quyết định phần lớn thành tích của con người không phải tài năng thiên bẩm mà là trí tuệ cảm xúc.
Thứ ba, cải thiện tầm nhìn cho trẻ
Cải thiện và mở rộng tầm nhìn cho trẻ có thể giúp chúng hiểu rõ ràng hơn về thế giới. Bằng cách này, việc lập kế hoạch tương lai của trẻ sẽ không chỉ giới hạn ở những điều trước mắt mà sẽ hướng tới tương lai xa hơn.
Suy cho cũng, ngoài khả năng học tập của trẻ, sự giáo dục của gia đình là không thể tách rời trong quá trình đi đến thành công của trẻ.
Theo Sohu