Sầu riêng được mệnh danh sầu riêng là "vua của các loại trái cây". Khi chín, thịt bên trong quả sầu tiêng có màu vàng óng, tỏa ra mùi nặng, nồng. Nhiều người ăn quen sẽ thấy sầu riêng ngọt, thơm, dễ chịu. Nhưng nhiều người không quen sẽ thấy sầu riêng có mùi thối, nhựa thông hoặc mùi giống nước cống.
Thành phần dinh dưỡng trong sầu riêng còn chứa nhiều vitamin B, C, kali, chất xơ, chất béo, photpho… đây đều là những vi chất quan trọng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón, tốt xương, cơ bắp, tim mặt. Mặt khác, ăn sầu riêng còn giúp chống trầm cảm hiệu quả.
Ảnh minh họa
Thời tiết nắng nóng, nhiều người thường có tâm lý tránh ăn vì cho rằng ăn sầu riêng nóng. Theo Đông y, sầu riêng có tính ấm nên khi ăn vào dễ sinh nhiệt. Những người có cơ thể bị nhiệt nếu ăn sầu riêng có thể gây ra ho có đờm, đau họng, táo bón và cũng có thể dẫn đến sốt.
Còn theo Tây y, tuy về mặt khoa học sầu riêng có thể làm tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể, song điều này không gây ra sốt hoặc dẫn đến ho hay nhiễm trùng đường hô hấp. Việc tăng nhiệt độ cơ thể gây nóng là do quá trình chuyển hóa và hóa học xảy ra khi cơ thể tiêu hóa loại quả này.
Một số nghiên cứu khác chỉ ra, do trong sầu riêng có chứa quá nhiều đường và chất béo. Do vậy, ăn sầu riêng dễ sinh nhiệt cho cơ thể, gây nóng trong, nổi mụn và gây nhiệt miệng.
Những lưu ý khi ăn sầu riêng tốt cho sức khỏe
Nên uống thêm nước lọc
Uống nước là cách đơn giản nhất để hạn chế tình trạng "bốc hỏa"bên trong cơ thể do ăn sầu riêng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn sầu riêng bạn nên uống kèm nước. Và sau khi ăn xong cũng nên uống thêm một cốc nước nữa để hạ nhiệt nhanh chóng. Trong 1 ngày, bạn cũng nên uống nước thường xuyên để giúp cân bằng cơ thể.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước lọc không nên uống nước đá hoặc nước ngọt có ga hay rượu. Bởi uống nước đá, nước ngọt hay rượu chỉ khiến cho nhiệt độ trong cơ thể tăng cao hơn mà thôi. Điều đó đồng nghĩa với việc mụn sẽ bùng phát và không kiểm soát được.
Nên ăn cùng với các loại trái cây có tính hàn
Sầu riêng là loại quả có tính nhiệt nên khi ăn bạn nên ăn cùng với các loại trái cây có tính hàn. Việc kết hợp này sẽ giúp hóa giải nhiệt nóng trong người.
Một số loại trái cây có tính hàn bạn có thể sử dụng ăn sau khi ăn sầu riêng như: măng cụt, thanh long, dứa, cam, chanh… Những loại này có thể ăn trước hoặc sau khi ăn thanh long đều có tác dụng giảm nhiệt như nhau.
Uống nước mát gan, giải nhiệt
Nếu không ăn hoa quả tính hàn bạn có thể uống các loại nước mát gan, giải nhiệt như nước dừa, trà atiso, nước rau má, nước đậu xanh nấu… Việc uống các loại nước này giúp bạn giảm nhanh chóng được tình trạng bốc hỏa hừng hực sau khi ăn quá nhiều sầu riêng. Loại nước này còn giúp thanh lọc cơ thể, chống lại tình trạng nổi mụn, sinh nhọt, tiểu gắt, táo bón…
4 nhóm người nên nói không với sầu riêng
Ảnh minh họa
Người muốn giảm cân
Sầu riêng có hàm lượng chất béo cao. Mặc dù với một số chất béo trong chế độ ăn là cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều (chất béo giàu calo) sẽ phá hỏng kế hoạch giảm cân của bạn.
Người bị suy thận
Sầu riêng có lượng kali cao gây nguy hiểm với những bệnh nhân bị suy thận. Bởi khi lượng kali trong máu vượt quá mức 6,5 mmol/l, người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim đột ngột, gây tử vong.
Người có bệnh về tim mạch
Người đang có bệnh về tim mạch và tai biến tuyệt đối không nên ăn sầu riêng, nó sẽ dẫn đến nghẽn mạch máu hoặc vỡ mạch một cách đột ngột và gây đột quỵ.
Người bị tiểu đường
Sầu riêng là loại quả có chỉ số đường rất cao (lên đến 70%) nghĩa là ngay sau khi ăn sầu riêng xong, đường huyết tăng cao rất nhanh... nên đây là loại quả phải kiêng đối với bệnh nhân tiểu đường.