Kỹ năng sống

Đổ xăng chớ hô "Đầy bình", làm cách này vừa tiết kiệm vừa tránh gian lận

Không đổ xăng đầy bình

Một nhân viên kỹ thuật về xăng dầu tiết lộ, trường hợp khách hàng không đổ theo một số tiền nhất định mà đổ xăng đầy bình thì có khả năng sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với số xăng thực được đổ.

Nhân viên này nói rõ: "Với cơ chế "cò" bơm tự động, khi đổ xăng tới thời điểm xăng đầy lên và chạm tới mép của vòi bơm, tức ngưỡng an toàn để tránh cho xăng bị trào ra ngoài, thì cột bơm sẽ tự động điều khiển cò ngắt bơm.

Khi xăng đã tới ngưỡng này, nếu cố bơm thêm cho đầy bình xăng thì lúc đó trước khi rút vòi bơm ra, xăng sẽ bị hút lại một lượng nhất định và chảy ngược lại vào trong bể chứa.

Việc hút ngược một lượng xăng lại là để tránh việc xăng đầy kín bình, trong khi trong bình xăng cần phải có một khoảng trống nhất định cho việc xăng giãn nở (vì nhiệt lớn) cùng hơi xăng, hơi ga dư thừa, đảm bảo an toàn cho xe và người điều khiển.

Do đó, chỉ số bơm xăng vẫn sẽ chạy nhưng lượng xăng thực đổ vào xe sẽ bị ít hơn so với chỉ số hiển thị.

Đổ đúng và cùng loại xăng

Việc đổ đúng loại xăng sẽ giúp xe tiết kiệm năng lượng đáng kể. Nếu không đổ đúng loại, xăng sẽ không cháy hết mà tạo ra cặn trong xe khiến xe tốn công suất, tốn xăng hơn.

Đổ xăng theo dung tích

Đổ xăng chớ hô Đầy bình, làm cách này vừa tiết kiệm vừa tránh gian lận - Ảnh 1.

Để tránh gặp phải hành vi gian lận, bạn nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít… (Ảnh minh họa)


Nhiều người có thói quen mua xăng theo tiền với số tiền chẵn như 20.000, 30.000, 50.000 đồng… Tuy vậy, cách mua này sẽ tạo điều kiện cho các hành vi gian lận, do hiện tượng “nhảy số tiền” mà đôi khi khách hàng không để ý.

Để tránh tình trạng này, bạn nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít… Các chương trình ăn cắp thường lập trình theo số tiền, vì vậy, nếu chuyển qua cách mua theo thể tích, bạn sẽ có “cơ may” thoát được việc bị “móc túi”.

Khi bình xăng đã gần cạn, kim chỉ vạch đã về mức màu đỏ, bạn chỉ cần đề nghị bơm số lít chẵn, thấp hơn dung tích bình xăng là có thể yên tâm xăng không bị tràn ra xe.

Nên đổ xăng vào buổi sáng

Xăng giãn nở hay co lại tùy vào nhiệt độ. Buổi sáng tiết trời mát hơn, trong suốt một đêm xăng co lại, giảm thể tích, vì thế, đổ xăng vào thời điểm sáng sớm là bạn có lợi nhất. Ngược lại, lúc nóng nhất trong ngày, khi ta trả tiền 10 lít xăng nhưng có thể chỉ nhận được từ 9,1 – 9,3 lít, phần còn lại chỉ là hơi xăng.

Vì vậy, người tiêu dùng nên mua xăng vào buổi sáng lúc nhiệt độ vẫn còn thấp. Làm như vậy, các bạn sẽ mua được lượng xăng nhiều hơn với số tiền tương đương khi mua vào buổi trưa hoặc chiều.

Bạn cũng không nên đổ xăng lúc xe bồn đang bơm xăng vào bồn chứa của cây xăng. Lúc xe bồn đổ xăng vào bồn chứa ào ào, gia tăng áp suất trong bồn chứa xăng của trạm xăng làm xăng giãn nở ra. Khi đó, ta lại phải mua một tỷ lệ khí xăng, hơi xăng.

Lưu ý tiểu xảo của nhân viên bán hàng

Khi đi đổ xăng, dù là các cây xăng quen thuộc bạn cũng nên cẩn thận. Hãy đảm bảo nhắc nhở các nhân viên trả về số 0 trước khi bơm để tránh bị lừa. Với những cây xăng có 2 nhân viên bơm, 1 đổ 1 bấm số thì bạn cần phải chú ý thật kỹ. Thực tế cũng đã phanh phui khá nhiều vụ gian lận liên quan đến vấn đề này.

Một kinh nghiệm nhỏ cần lưu ý đó là bạn có thể chọn những cây xăng mà các tài xế dịch vụ tập trung đổ nhiều. Với tính chất công việc cũng như kinh nghiệm lâu năm trong nghề lái xe dịch vụ thì việc đổ xăng ở đâu tốt nhất, an toàn nhất là điều mà họ nắm trong lòng bàn tay.

So sánh giữa các lần mua

Con đường bạn đi làm luôn có những cây xăng cố định, bạn có thể kiểm tra bằng cách mua một lượng xăng nhất định rồi kiểm tra vạch chỉ xăng trên xe để so sánh với những lần sau và những cây xăng khác nhau. Dựa vào số lít, số km đi được trong các lần mua để lựa chọn cây xăng cảm thấy tin tưởng nhất.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm