Dinh dưỡng

7 quan niệm sai lầm về giấc ngủ

Theo BS.CK2 Nguyễn An Châu, Chuyên khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Quốc tế Minh Anh, giấc ngủ, tưởng chừng thụ động, lại là nền tảng sống còn cho sức khỏe.

Trong giấc ngủ sâu, cơ thể tái tạo tế bào, củng cố miễn dịch, bảo vệ ta khỏi bệnh tật, tăng cường trí nhớ và sự tập trung, giúp tái tạo năng lượng. Chính vì vậy, rối loạn giấc ngủ sẽ tàn phá sức khỏe một cách âm thầm nhưng nguy hiểm.

Nhưng trên thực tế, vẫn còn tồn tại những quan niệm chưa đúng về giấc ngủ, như sau:

Có thể "ăn gian" giấc ngủ

Một số người cố gắng "ăn gian" giấc ngủ bằng cách chỉ ngủ vài tiếng vào ban đêm, sau đó ngủ một hoặc nhiều giấc ngắn vào ban ngày. Điều này được gọi là giấc ngủ hai pha hoặc nhiều pha. Mặc dù nó có thể hiệu quả với một số người, nhưng không lành mạnh trong thời gian dài.

Các chuyên gia về giấc ngủ khuyến cáo, hầu hết người lớn khỏe mạnh nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm để ban ngày làm việc hiệu quả. Thiếu ngủ một đêm cần được "truy lĩnh" bằng giấc ngủ bổ sung trong vài đêm tiếp theo.

"Mặc dù mọi người có thể nghĩ cơ thể sẽ quen với việc thiếu ngủ, nhưng điều này không đúng", bác sĩ Châu nói.

Mất ngủ có nghĩa là gặp khó khăn khi chìm vào giấc ngủ

Khó ngủ có thể là dấu hiệu của chứng mất ngủ, nhưng có một số triệu chứng khác của mất ngủ bao gồm thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại, thường xuyên thức giấc và thức dậy với cảm giác kiệt sức. Nếu có một hoặc nhiều triệu chứng này, có thể bạn đang bị mất ngủ.

Não được nghỉ ngơi trong khi ngủ

Cơ thể của chúng ta được nghỉ ngơi trong khi ngủ, nhưng não thì không, nó vẫn hoạt động, được nạp lại năng lượng và kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm cả hô hấp.

Não thường chuyển đổi giữa hai trạng thái ngủ, giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) và giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh (NREM). Vì vậy, mặc dù không thể nhận ra điều này, nhưng não thực sự hoạt động trong khi ngủ.

Làm những việc thư giãn như đọc sách hoặc nghe nhạc êm dịu có thể giúp ngủ ngon hơn. Ảnh: Pexels

Làm những việc thư giãn như đọc sách hoặc nghe nhạc êm dịu có thể giúp ngủ ngon hơn. Ảnh: Pexels

Cơ thể ít cần ngủ hơn khi con người già đi

Các kiểu ngủ có thể thay đổi khi chúng ta già đi, nhưng lượng giấc ngủ mà chúng ta cần nói chung thì không.

Người lớn tuổi có xu hướng buồn ngủ sớm hơn vào buổi tối và có thể thức dậy thường xuyên hơn trong đêm, nhưng hầu hết người lớn cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng để duy trì sức khỏe, ngay cả khi họ già đi.

Ngáy là bình thường và vô hại

Ngáy có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, một rối loạn giấc ngủ liên quan đến các vấn đề y tế khác như bệnh tim và tiểu đường.

Thở hổn hển hoặc thở ngắt quãng là những dấu hiệu đáng báo động và bạn cần liên hệ với bác sĩ để khám và điều trị.

Rối loạn giấc ngủ không liên quan đến tình trạng sức khỏe

Mặc dù một số người tin rằng các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, huyết áp cao, trầm cảm và béo phì không liên quan đến chất lượng giấc ngủ, nhưng theo các nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy điều này chưa thật chính xác.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra mối tương quan giữa giấc ngủ không đủ hoặc kém chất lượng và nhiều chứng bệnh, như những bệnh được liệt kê ở trên.

Thiếu ngủ cũng có thể góp phần gây ra các tình trạng sức khỏe như béo phì và tiểu đường.

Nên cố ngủ khi không ngủ được

Việc ra khỏi giường khi cơn bồn chồn ập đến có vẻ trái ngược với trực giác, nhưng nhiều chuyên gia về giấc ngủ cho hay, việc cố gắng ngủ khi không cảm thấy mệt mỏi có thể gây căng thẳng và khiến bạn thức lâu hơn.

Thay vào đó, làm những việc thư giãn như đọc sách hoặc nghe nhạc êm dịu có thể giúp ngủ ngon hơn.

Tránh nhìn đồng hồ, bật đèn sáng, xem TV hoặc kiểm tra điện thoại vì ánh sáng có thể cản trở quá trình sản xuất melatonin của cơ thể, làm gia tăng chứng rối loạn giấc ngủ.

Các tin khác

5 thói quen khiến bạn mắc căn bệnh "khổ đủ đường", rất nhiều người Việt đang làm hằng ngày

Dù không nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti. Hiểu rõ về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả. ThS.BS. Phạm Như Hòa - Trung tâm Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ cho chúng ta những hiểu biết để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15 giờ hôm nay 15.5, giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại. Giá xăng tăng 403 - 415 đồng/lít, giá dầu tăng 285 - 627 đồng/lít/kg.

Giá vàng quay đầu giảm

Sáng nay (15/5), giá vàng trong nước lại quay đầu giảm. Theo đó, giá vàng miếng SJC về mốc 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giá thấp nhất còn quanh mốc 114 triệu đồng/lượng.

Bắt tạm giam hiệu trưởng Trường cao đẳng Công thương miền Trung

Ông Trần Kim Quyên - Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công thương miền Trung, bị bắt tạm giam vì chỉ đạo kế toán trưởng và thủ quỹ bỏ ngoài sổ sách nhiều nguồn thu dịch vụ và một số hoạt động sự nghiệp khác để sử dụng trái quy định pháp luật.

Nên bỏ bù chéo giá điện

Giá điện sản xuất giờ thấp điểm chỉ bằng 52% giá bình quân, còn giá đối với hộ nghèo chính sách, ưu đãi lớn nhất cũng bằng 90% giá bình quân..., cơ chế bù chéo vẫn khiến dư luận băn khoăn mỗi lần tăng giá điện.

Chấn thương thể thao: 4 tác động đến cơ thể ít người biết

Khi bị chấn thương do tập luyện thể thao, cơ thể sẽ kích hoạt một chuỗi phản ứng phức tạp cả về sinh lý lẫn tâm lý. Dù là vết xước nhỏ hay chấn thương nghiêm trọng, cơ thể đều khởi động các cơ chế để tự bảo vệ và chữa lành.

Ngồi làm việc thế nào để không bị béo bụng?

Duy trì tư thế đúng, tăng cường hoạt động nhẹ, thực hiện các bài tập đơn giản và kết hợp lối sống lành mạnh giúp kiểm soát tình trạng tích mỡ bụng khi ngồi làm việc.