Những thực phẩm nạp vào cơ thể hằng ngày sẽ tạo nên chế độ dinh dưỡng và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tuổi thọ của mỗi người.
Ảnh minh họa
Nhắc đến thực phẩm giàu protein, chúng ta nghĩ ngay đến thịt. Còn nếu muốn bổ sung canxi, đa số mọi người sẽ tìm đến sữa. Tuy nhiên, 1 số loại rau cũng rất giàu 2 chất này nhưng lại ít người biết.
Bốn loại rau giàu protein
Protein còn được gọi là đạm, bao gồm có đạm động vật và đạm thực vật. Đây là những thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của cơ thể người. Hơn nữa, đạm thực vật còn giảm nguy cơ béo phì, bệnh tật và có tác dụng làm đẹp da, giữ dáng rất tốt.
Sau đây là 3 loại rau rất giàu đạm, thậm chí còn hơn cả thịt mà bạn nên bổ sung thường xuyên vào thực đơn hằng ngày:
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan là loại đậu hạt tròn thuộc Chi Đậu Hà Lan, thuộc cây họ đậu, thường dùng làm rau ăn hoặc lấy hạt để chế biến đồ ăn vặt. Loại rau này giàu protein một cách đáng kinh ngạc, cứ 100g đậu Hà Lan thì có khoảng 5g protein. Nó cũng giàu vitamin A, vitamin K, vitamin C và chứa nhiều chất xơ.
Ngoài giàu dinh dưỡng, thành phần của đậu Hà Lan cũng giúp điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu. Đồng thời giúp làm giảm cholesterol xấu và nâng cao sức đề kháng. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.
Nấm
Hàm lượng protein trong nấm gấp khoảng 3 - 6 lần rau quả thông thường. Hơn nữa, nấm còn chứa tới 18 loại axit amin, là nguồn gốc để xây dựng cơ bắp và tế bào.
Hàm lượng protein của nấm ăn tươi là 1,75% - 3,63%, cao gấp 2 lần so với bắp cải và măng tây, gấp 4 lần so với quả có múi. Còn nấm khô thì có hàm lượng protein dao động từ 19% - 40%. Ví dụ như đối với nấm sò, lượng protein đạt 3,63% nếu ăn tươi nhưng để khô thì con số này lên đến 37%.
Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú, nấm còn có tác dụng chăm sóc sức khỏe rõ rệt. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng polysaccharides chứa trong nấm có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch và kiểm soát lipid máu.
Măng tây
Măng tây là một loại rau rất phổ biến với hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g măng tây chứa 2,2g protein, tức là chiếm 27% lượng calo trong măng tây.
Ngoài ra, măng tây cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin B, folate, đồng, mangan, photpho, magie, vitamin A và K. Nó cũng chứa fructooligosacarit (FOS) giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột.
Rong biển
Rong biển là một thực phẩm phổ biến trong ẩm thực châu Á, nhanh chóng trở nên phổ biến đối với người phương Tây bởi nó rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là nó rất giàu protein, cụ thể là cứ 100g rong biển thì chứa khoảng 6g protein.
Rong biển cũng rất giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Nhưng cần lưu ý là hàm lượng dinh dưỡng của rong biển có thể thay đổi dựa trên nơi nó sinh trưởng. Do đó, các loại khác nhau sẽ chứa lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt, hàm lượng protein trong rong biển thay đổi theo mùa, thường cao hơn vào cuối mùa đông và mùa xuân và thấp hơn vào mùa hè.
Ngoài protein, rong biển còn giàu cellulose, iodine hữu cơ, natri alginat và các thành phần khác. Giúp trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa glucose, tăng cường hoạt động của insulin và ổn định lượng đường trong máu.
Ba loại rau giàu canxi
Canxi giúp xương và răng chắc khỏe, giúp xây dựng cơ bắp, các tế bào trong cơ thể và các dây thần kinh hoạt động tốt. Nhưng đừng nghĩ rằng hải sản, sữa hay viên canxi, thực phẩm chức năng mới giúp bạn bổ sung canxi. Sau đây là 3 loại rau rất giàu canxi nhưng không phải ai cũng biết:
Cải xoăn
Khi nói tới bổ sung canxi, thứ đầu tiên nhiều người nghĩ tới là uống sữa. Nhưng trên thực tế, cải xoăn là thực phẩm chứa nhiều canxi hơn so với sữa (90g mỗi khẩu phần) và cũng dễ hấp thu hơn so với sữa. Giống như rau diếp, cải bắp, cải xoăn… chứa nhiều vitamin K, là yếu tố hình thành của osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào trong xương.
Ảnh minh họa
Giá đỗ
Rất nhiều người bất ngờ khi biết rằng trong 100g giá đỗ xanh có chứa tới 38g canxi. Ngoài ra, nó còn rất giàu protid, glucid, photpho, sắt, vitamin B2, B2, PP, B6, C, E…
Trong giá đỗ có chứa hoạt chất phyto-oestrogen và isoflavon, đây là hai hợp chất có tác dụng làm giảm tỷ lệ hao xương, kích hoạt hình thành các tế bào tạo xương. Do vậy mà giá đỗ cũng có tác dụng khá tốt trong việc bảo vệ và chống lại sự lão hóa xương.
Cần tây
Cần tây chứa canxi, sắt, photpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác) nên rất tốt cho xương khớp.
Nó cũng giàu axit amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Ngoài ra, cần tây còn là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magie nên rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This, Family Doctor