Đồ uống có ga: Đồ uống có ga chứa rất nhiều đường. Tiêu thụ lượng đường quá nhiều trong một thời gian dài có thể tạo ra vô số vấn đề về thần kinh, ảnh hưởng tới trí nhớ của bạn. Mặt khác, đường cũng cản trở khả năng nhận thức của bạn. Ảnh: Shutterstock
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột bao gồm bánh mỳ trắng, kẹo, bánh ngọt... thường có chỉ số đường huyết cao. Khi cơ thể thường xuyên tiêu hóa chúng, lượng đường trong máu sẽ tăng đột biến, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Ảnh: Shutterstock
Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa là một loại axit béo có hại được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm đóng hộp. Các nghiên cứu cho thấy, những người có hàm lượng chất béo chuyển hóa trong máu cao hơn có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer - hội chứng mất trí nhớ - nhiều hơn từ 50 đến 75%. Ảnh: Shutterstock
Đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh bao gồm khoai tây chiên, đồ ngọt, mì ăn liền, bỏng ngô, nước sốt mua ở cửa hàng,... Những thực phẩm này thường chứa nhiều calo và ít chất dinh dưỡng; gây tăng cân và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe não bộ của bạn. Ảnh: Shutterstock
Aspartame: Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm đóng gói - đặc biệt là những sản phẩm được dán nhãn là thực phẩm "ăn kiêng". Chất này có thể gây ảnh hưởng đến nhận thức của con người nếu được sử dụng thường xuyên. Ảnh: Shutterstock
Bia, rượu: Nghiện rượu có thể phá hủy các tế bào thần kinh. Điều này ảnh hưởng đến trí nhớ của một người trong ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, uống quá nhiều rượu thường dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1 – một loại vitamin giúp duy trì khả năng vận động của các tế bào thần kinh, gây suy giảm chức năng não bộ. Ảnh: Shutterstock
Cá biển: Những loại cá sống ở vùng biển sâu như cá hồi, cá thu,... thường chứa nhiều thủy ngân, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng ghi nhớ của con người. Không nên ăn cá biển quá 2 lần/ tuần để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể và tránh làm tổn thương đến não bộ. Ảnh: Shutterstock.