Một nghiên cứu về não bộ được kiên trì thực hiện và phân tích suốt 11 năm trên hơn 500.000 người đã được công bố vào tháng 7/2022. Cuộc khảo sát nhằm vào những người không có tiền sử bị sa sút trí tuệ. Họ được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi chi tiết về các hoạt động thể chất. Dựa trên tiền sử gia đình, tính nhạy cảm đối với chứng sa sút trí tuệ được các các nhà khoa học theo dõi và phân tích cẩn thận.
Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ giảm 35% đối với những người thường xuyên tham gia các hoạt động mạnh như tập thể dục và thể thao. Đặc biệt, làm việc nhà thường xuyên cũng giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ đến 21%.
Huan Song, một trong những tác giả thuộc nhóm nghiên cứu, đã khẳng với New York Times: "Ngay cả những người có tiền sử di truyền liên quan đến nguy cơ tiềm ẩn của chứng sa sút trí tuệ cũng có thể áp dụng một số hoạt động thể chất để giảm nguy cơ và tốc độ suy giảm".
Tuy nhiên, theo Dan Jonhenry, huấn luyện viên và chuyên gia huấn luyện cho Retro Fitness thì tập thể dục chỉ có thể là biện pháp bảo vệ cho sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ. "Đó là một biện pháp phòng ngừa để giữ gìn sức khỏe trước khi quá muộn", anh nói.
6 bài tập giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Theo John Henry và Silky Singh Pahlajani, một giáo sư lâm sàng về thần kinh học hành vi và tâm thần kinh tại Weill Cornell Medicine, 6 bài tập cực kỳ hiệu quả dưới đây sẽ là "cứu tinh" của bộ não chúng ta:
- Đi bộ nhanh - một kỹ thuật tập thể dục nhấn mạnh vào tốc độ và chuyển động của cánh tay như một phương tiện để tăng lợi ích cho sức khỏe.
- Đi xe đạp hoặc đạp xe tại bằng máy tại chỗ.
- Bơi lội
- Chạy.
- Bài tập tim mạch với máy thể hình dạng elip
Circuit training-phương pháp luyện tập kết hợp các động tác với nhau, tập với cường độ cao và hợp thành một vòng trò hoặc 1 mạch, thời gian nghỉ thường rất ít.
Circuit training - chuỗi bài tập cường độ cao đem lại hiệu quả cao cho cơ thể và bộ não
Điều gì tốt cho tim thì tốt cho não
Trong số các loại bài tập khác nhau, tim mạch đóng vai trò quan trọng nhất vào sức khoẻ bộ não và giúp chúng ta lưu giữ lại những ký ức. "Tôi luôn nói với bệnh nhân của mình rằng: Điều gì tốt cho tim thì tốt cho não. Mục tiêu thực sự là tăng nhịp tim, ít nhất trong 30 phút và ít nhất ba đến bốn lần một tuần", Pahlajani nói.
Anh cũng đưa ra lời khuyên: "Tập thể dục nhịp điệu vừa phải (70% nhịp tim tối đa) có thể giúp cơ thể bạn đưa oxy đến các tế bào trong não. Điều này cung cấp chất dinh dưỡng cho các mô não của bạn và điều chỉnh lưu lượng máu".
Cấu trúc bộ não cũng như độ kiên trì của mỗi người là khác nhau nên chúng ta cần thử qua nhiều bài tập để tìm được một hay một số bài tập phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, một một nguyên tắc chung là bất kỳ bài tập nào cũng cần chúng ta thực sự vận động và đổ mồ hôi. "Hãy thử chuyển đổi nó một chút và tham gia các hoạt động kích thích tinh thần mà bản thân có thể làm. Tìm một sở thích đáng để theo đuổi và tham gia những hoạt động liên quan. Đó là những gì đã và đang được chứng minh cực kỳ hiệu quả cho tất cả mọi người", John Henry nói.
Tương tác với những người khác cũng có liên quan đến sức khỏe não bộ. Các hoạt động thể chất khi này cũng cần kết hợp với hoạt động giao tiếp để phát huy tối đa hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là phải làm cả hai việc cùng một lúc và duy trì thường xuyên.
Đối với những người lớn tuổi, chúng ta hoàn toàn vẫn có thể đạt được những lợi ích của việc tập thể dục, bao gồm cả khả năng giảm nguy cơ mất trí nhớ. Trên thực tế, độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên tiềm năng là khoảng 56 tuổi tại thời bắt đầu tham gia theo dõi. "Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu tập thể dục. Hãy bắt đầu bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Đừng bao giờ nóng lòng muốn đạt được kết quả, hãy kiên trì bắt đầu từ từ và sau đó tiến lên phía trước", Pahlajani khẳng định.
Theo CNBC