Kỹ năng sống

4 loại rau củ ăn ở thời điểm này để thanh lọc cơ thể, tăng cường miễn dịch

Tóm tắt:
  • Thời điểm giao mùa là lúc lý tưởng để ăn rau củ thanh lọc cơ thể và tăng cường miễn dịch.
  • Rau chân vịt vào tháng 4 rất tươi ngon và bổ dưỡng, có thể làm món cuộn với khoai mỡ.
  • Rau tiến vua giòn, ít xơ, tốt cho gan, thường được chế biến với cồi sò điệp.
  • Rau cải bẹ trắng giàu vitamin và khoáng chất, có thể luộc với tỏi và ớt.
  • Rau dền đỏ được gọi là "rau trường thọ", có tác dụng thanh nhiệt, thường xào với tỏi và mỡ heo.

Theo chia sẻ của chuyên gia trên Sohu, đây chính là thời điểm vàng để chăm sóc sức khỏe. Vậy làm thế nào để tận dụng thời gian này để bồi bổ cơ thể? Câu trả lời chính là ăn nhiều rau củ theo mùa. Rau củ mùa này không chỉ đa dạng mà còn tươi ngon và giàu dinh dưỡng nhất trong năm.

Rau chân vịt

Tháng 4 là thời điểm rau chân vịt đạt độ tươi ngon nhất, lá dày, mềm, vị ngọt thanh và giàu dinh dưỡng.

Tháng 4 là thời điểm rau chân vịt đạt độ tươi ngon nhất. (Ảnh: Sohu)

Tháng 4 là thời điểm rau chân vịt đạt độ tươi ngon nhất. (Ảnh: Sohu)

Bạn có thể thử món rau chân vịt cuộn khoai mỡ. Nguyên liệu chính: Rau bina, khoai mỡ, đường trắng, trứng gà

Cách làm:

Nhặt bỏ phần gốc, rửa sạch rau chân vịt rồi chần sơ qua nước sôi khoảng 10-20 giây để loại bỏ axit oxalic. Sau đó, vớt ra cho vào máy xay sinh tố, thêm 200g nước lọc và xay nhuyễn.

Lọc hỗn hợp rau chân vịt đã xay để món ăn được mịn hơn.

Đập vài quả trứng gà vào phần nước rau chân vịt đã lọc, thêm 100g bột mì và khuấy đều cho đến khi không còn vón cục.

Quét một lớp dầu mỏng lên chảo chống dính. Khi dầu nóng, múc một muỗng bột rau chân vịt vào dàn đều thành hình tròn mỏng. Mỗi miếng bánh cần khoảng 2 phút để chín. Làm lần lượt cho đến khi hết bột rồi cho ra đĩa.

Khoai mỡ hấp chín, nghiền nhuyễn rồi thêm đường trắng cho vừa ăn.

Trải bánh rau chân vịt ra, phết đều khoai mỡ lên trên rồi cuộn chặt lại. (Ảnh: Sohu)

Trải bánh rau chân vịt ra, phết đều khoai mỡ lên trên rồi cuộn chặt lại. (Ảnh: Sohu)

Trải bánh rau chân vịt ra, phết đều khoai mỡ lên trên rồi cuộn chặt lại.

Cắt miếng bánh rau chân vịt cuộn khoai mỡ ra thành từng miếng vừa ăn là có thể thưởng thức.

Bánh rau chân vịt cuộn khoai mỡ. (Ảnh: Sohu)

Bánh rau chân vịt cuộn khoai mỡ. (Ảnh: Sohu)

Rau tiến vua

Được mệnh danh là "rau ngàn vàng", rau tiến vua giòn, ít xơ, vị thanh mát, là loại rau rất tốt cho gan.

Món ăn được trang Sohu gợi ý là rau tiến vua chần sốt dầu hào với nguyên liệu chính là cồi sò điệp, ớt đỏ, hành lá, rau tiến vua, nấm kim châm.

Cách làm:

Rửa sạch cồi sò điệp, bỏ túi cát và chỉ đen (có thể không bỏ nhưng sẽ ảnh hưởng đến độ ngon của món ăn).

Rửa sạch cồi sò điệp. (Ảnh: Sohu)

Rửa sạch cồi sò điệp. (Ảnh: Sohu)

Cho cồi sò điệp vào bát, thêm muối và nước, bóp nhẹ trong vài phút để khử mùi tanh. Ngâm khoảng 5 phút.

Đun sôi nước trong nồi, thêm chút muối và dầu ăn để rau luộc được xanh. Cho rau tiến vua và nấm kim châm vào chần khoảng 30 giây rồi vớt ra bày sẵn lên đĩa.

Cho rau tiến vua và nấm kim châm vào chần khoảng 30 giây rồi vớt ra bày sẵn lên đĩa. (Ảnh: Sohu)

Cho rau tiến vua và nấm kim châm vào chần khoảng 30 giây rồi vớt ra bày sẵn lên đĩa. (Ảnh: Sohu)

Cho hành, gừng và rượu nấu ăn vào nước sôi, sau đó cho cồi sò điệp vào chần chín trong khoảng 1 phút (chần quá lâu cồi sò sẽ bị dai).

Vớt cồi sò điệp ra, bày lên đĩa rau, rắc hành lá và ớt đỏ thái sợi lên trên. Rưới dầu nóng lên trên, sau đó thêm nước tương và dầu hào.

Rau tiến vua chần sốt dầu hào. (Ảnh: Sohu)

Rau tiến vua chần sốt dầu hào. (Ảnh: Sohu)

Rau cải bẹ trắng

Loại rau này còn được gọi là rau cải cuốn, giòn ngọt, giàu protein, chất béo, chất xơ, phốt pho, sắt và nhiều loại vitamin, là một trong những loại rau giàu khoáng chất và vitamin nhất.

Bạn có thể thử món rau cải bẹ trắng luộc với các nguyên liệu chính là rau cải bẹ trắng, tỏi băm và ớt đỏ.

Cách làm:

Cắt bỏ gốc rau cải bẹ trắng, cho vào thau, thêm một thìa muối và lượng nước vừa đủ, bóp nhẹ và ngâm khoảng 5 phút để loại bỏ bụi bẩn.

Đun sôi nước, thêm chút dầu ăn để rau luộc được xanh. (Ảnh: Sohu)

Đun sôi nước, thêm chút dầu ăn để rau luộc được xanh. (Ảnh: Sohu)

Đun sôi nước, thêm chút dầu ăn để rau luộc được xanh, sau đó cho rau cải bẹ trắng vào chần khoảng 10-20 giây rồi vớt ra, để ráo nước và bày ra đĩa.

Rắc tỏi băm và ớt đỏ thái sợi lên trên, sau đó rưới dầu nóng.

Cuối cùng rưới nước tương hoặc nước sốt dầu hào lên trên. Món ăn đơn giản, thanh mát và có vị ngọt nhẹ.

Rau cải bẹ trắng luộc. (Ảnh: Sohu)

Rau cải bẹ trắng luộc. (Ảnh: Sohu)

Rau dền đỏ

Rau dền đỏ rất tươi ngon, bổ dưỡng, được mệnh danh là "rau trường thọ", "rau giàu dinh dưỡng", có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, trị tiêu chảy.

Món ăn được giới thiệu hôm nay là rau dền đỏ xào với nguyên liệu chính gồm rau dền đỏ, tỏi, nước lọc, mỡ heo.

Cách làm:

Rửa sạch rau dền đỏ, vò nhẹ cho đến khi rau mềm. Việc này giúp rau ngon hơn và loại bỏ axit oxalic có trong rau.

Rửa sạch rau dền đỏ, vò nhẹ cho đến khi rau mềm. (Ảnh: Sohu)

Rửa sạch rau dền đỏ, vò nhẹ cho đến khi rau mềm. (Ảnh: Sohu)

Chuẩn bị vài tép tỏi, đập dập.

Cho một muỗng mỡ heo vào chảo (dùng mỡ heo xào rau dền đỏ sẽ thơm ngon hơn). Khi mỡ nóng, cho tỏi vào phi thơm vàng.

Thêm nửa bát nước lọc, sau đó cho rau dền đỏ vào xào. Khi xào rau cần cho thêm nước vì nếu chỉ dùng nước có sẵn trong rau, món ăn sẽ không được mềm ngon. Đảo đều tay cho đến khi rau mềm.

Rau dền đỏ xào. (Ảnh: Sohu)

Rau dền đỏ xào. (Ảnh: Sohu)

Nêm muối, bột ngọt vừa ăn (rau dền đỏ không cần thêm gia vị khác để giữ được hương vị tự nhiên). Sau đó, vặn nhỏ lửa, đun liu riu rau trong khoảng 2 phút cho rau chín nhừ. Rau dền đỏ chín nhừ sẽ ngon hơn.

Các tin khác

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Việc doanh nghiệp Việt cần làm ngay khi Mỹ hoãn áp thuế 46%

Trao đổi riêng với PV Tiền Phong, TS. Vũ Thành Tự Anh - Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam - cho biết, cuộc chơi thương mại toàn cầu đã thay đổi nên Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm để tránh phụ thuộc vào một thị trường lớn.