Sức khỏe

4 điều người bệnh tiểu đường cần làm để xương chắc khỏe

Tóm tắt:
  • Tiểu đường tăng nguy cơ yếu xương và gãy xương, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng xương.
  • Người mắc tiểu đường loại 1 giảm mật độ xương, còn loại 2 thường có chất lượng xương kém.
  • Canxi, vitamin D, tập thể dục và kiểm soát đường huyết giúp duy trì xương khỏe mạnh.
  • Đường huyết cao kéo dài làm xương giòn, dễ gãy do thay đổi cấu trúc collagen.
  • Hút thuốc và lạm dụng rượu bia làm giảm khả năng tạo và duy trì xương khỏe mạnh.

Cả tiểu đường loại 1 và loại 2 đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương. Tiểu đường loại 1 làm tăng nguy cơ giảm mật độ xương. Trong khi đó, người mắc tiểu đường loại 2 dù đôi khi có mật độ xương bình thường hoặc cao nhưng lại thường có chất lượng xương kém, khiến xương dễ gãy, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

4 điều người bệnh tiểu đường cần làm để xương chắc khỏe - Ảnh 1.

Nâng tạ giúp kiểm soát đường huyết, đồng thời kích thích quá trình tái tạo xương

ẢNH: AI

Một số nghiên cứu cho thấy người trưởng thành mắc tiểu đường có nguy cơ gãy xương hông cao hơn từ 1,2 đến 1,7 lần so với người không mắc bệnh. Nguyên nhân được cho là do đường huyết cao, tình trạng viêm mạn tính, kháng insulin hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc trị tiểu đường.

May mắn là người bệnh tiểu đường có thể duy trì xương chắc khỏe, giảm nguy cơ gãy xương bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:

Canxi, vitamin D tốt cho người bệnh tiểu đường

Canxi và vitamin D là những dưỡng chất cực kỳ quan trọng để xương chắc khỏe. Canxi cần thiết để tạo và duy trì xương, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.

Người mắc bệnh tiểu đường thường có mức vitamin D thấp hơn bình thường. Hệ quả là làm giảm mật độ xương. Thiếu một trong hai dưỡng chất này sẽ làm chậm quá trình tái tạo xương và tăng nguy cơ gãy xương. Theo Quỹ Loãng xương Quốc gia Mỹ, người lớn nên nạp từ 1.000-1.200 mg canxi và 600-800 IU vitamin D mỗi ngày, tùy theo độ tuổi và giới tính.

Tập luyện đều đặn

Tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn duy trì xương chắc khỏe. Các bài tập tạo áp lực lên chân như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang và nâng tạ sẽ tạo áp lực lên khung xương, từ đó giúp kích thích quá trình tái tạo xương.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị người bệnh nên tập ít nhất 150 phút/tuần với cường độ trung bình, trong đó có cả các bài tập tăng cường sức mạnh xương.

Kiểm soát đường huyết

Đường huyết cao trong thời gian dài làm suy yếu xương. Tăng đường huyết mạn tính còn làm thay đổi cấu trúc collagen trong xương, khiến xương giòn và dễ gãy. Ngoài ra, người mắc còn dễ bị viêm và căng thẳng ô xy hóa, cản trở quá trình tạo xương và thúc đẩy tiêu xương.

Tránh hút thuốc, hạn chế rượu bia

Dùng thuốc lá và rượu bia quá mức đều gây hại cho xương, đặc biệt là với người mắc bệnh tiểu đường. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến xương, cản trở khả năng hấp thụ canxi và làm suy yếu tế bào tạo xương. Trong khi đó, uống nhiều rượu bia làm rối loạn quá trình tạo xương, dẫn đến mật độ xương thấp hơn, theo Medical News Today.

Các tin khác

Ánh điện đã thay đổi một vùng đất và những phận người

Tôi không phải là kỹ sư điện. Cũng không phải người đứng trên bục giảng để kể về dòng điện ba pha, công suất phụ tải hay tổ máy phát điện xoay chiều. Tôi chỉ là một người dân quê - sinh ra và lớn lên giữa những cánh đồng lúa mênh mông, rặng thốt nốt lặng lẽ ở Tri Tôn, An Giang.