Dinh dưỡng

Nữ sinh nguy kịch từ những triệu chứng giống cúm thông thường

Tóm tắt:
  • Bệnh nhân nam 22 tuổi nhập viện vì biểu hiện cảm cúm nhưng nhanh chuyển nặng.
  • Chỉ sau 24 giờ, xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, khó thở, tụt huyết áp, rối loạn ý thức.
  • Được điều trị tích cực bằng hồi sức, thở máy, lọc máu, kháng sinh sớm.
  • Sau 5 ngày, bệnh nhân thoát sốc, cải thiện chức năng phổi, tỉnh táo trở lại.
  • Ca bệnh chứng minh hiệu quả của hồi sức hiện đại và cảnh báo không chủ quan với cảm cúm.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (HSTC-CĐ), Bệnh viện đa khoa Đức Giang vừa phối hợp cấp cứu và điều trị thành công cho một nữ bệnh nhân 22 tuổi – sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng do liên cầu khuẩn nhóm A, biến chứng viêm phổi cấp nguy kịch. Đây là một trong những ca bệnh tiến triển nhanh và đe dọa tính mạng ngay từ những giờ đầu nhập viện.

Bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện ban đầu giống cảm cúm thông thường: sốt cao, đau họng, ho khan và mệt mỏi. Tuy nhiên, chỉ sau 24 giờ, tình trạng chuyển biến xấu rất nhanh: khó thở tăng dần, tụt huyết áp, tím môi và rối loạn ý thức.

Nữ sinh nguy kịch vừa được cứu sống. 

Nữ sinh nguy kịch vừa được cứu sống. 

Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển vào khoa HSTC-CĐ trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng, tổn thương phổi lan tỏa, suy đa cơ quan. Ê-kíp điều trị đã triển khai các biện pháp hồi sức chuyên sâu: cấy máu, đờm tìm căn nguyên vi khuẩn, thở máy xâm nhập, tăng dần liều vận mạch, lọc máu liên tục và phối hợp kháng sinh sớm – đúng đích.

Liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes) là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng huyết, sốc độc tố – dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, người trẻ tuổi, không có bệnh nền vẫn có thể trở thành nạn nhân của biến chứng nguy hiểm này.

Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân dần thoát sốc, ngừng vận mạch, cải thiện chức năng phổi và tỉnh táo trở lại. Chỉ sau 2 tuần, bạn trẻ đã có thể tự thở, trò chuyện, và nở nụ cười đầu tiên với ê-kíp điều trị – khoảnh khắc khiến mọi nhân viên y tế đều hạnh phúc.

Đây không chỉ là một ca bệnh đặc biệt, mà còn là minh chứng sống động cho hiệu quả của hồi sức tích cực hiện đại, với vai trò quan trọng của lọc máu liên tục và kháng sinh sớm trong điều trị sốc nhiễm khuẩn nặng.

Ca bệnh là lời cảnh tỉnh về việc không chủ quan với các triệu chứng hô hấp thông thường, nhất là trong mùa lạnh – khi vi khuẩn hoạt động mạnh.

Các tin khác

Dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, hệ thống giám sát dịch ghi nhận hơn 76.000 trường hợp nghi mắc sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có trên 8.600 ca dương tính. Bộ Y tế nhận định dịch sởi diễn biến phức tạp nhất là trong bối cảnh sắp nghỉ lễ 30/4 dài ngày trùng với thời điểm giao mùa - điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan.