Sức khỏe

3 không khi ăn miến

Tóm tắt:
  • Miến có nhiều tinh bột, ăn quá nhiều có thể làm tăng đường huyết nhanh, đặc biệt với người tiểu đường.
  • Không để miến đã nấu ngoài không khí quá 2 giờ để tránh nhiễm khuẩn và ngộ độc thực phẩm.
  • Hâm miến nhiều lần làm mất dinh dưỡng và có thể sinh ra chất có hại cho sức khỏe.
  • Người tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, và dạ dày nhạy cảm nên hạn chế hoặc tránh ăn miến nước.
  • Nên ăn miến kết hợp với đạm và rau củ để làm chậm hấp thụ đường huyết hiệu quả hơn.

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong 100g miến đã nấu chín thường chứa khoảng 100-160 calo, 24-40g carbohydrate, rất ít chất béo, protein, chất xơ. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn miến nước để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe: 

1. Không nên ăn quá nhiều miến 

Miến được làm từ đậu xanh, khoai lang, dong riềng. Dù không chứa gluten và ít chất béo, miến thường có hàm lượng tinh bột cao. Ăn quá nhiều miến một lúc có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu, đặc biệt với người mắc tiểu đường hoặc có nguy cơ kháng insulin.

mien nuoc.jpg
Miến có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm tạo thành món ăn ngon. Ảnh minh họa: Ban Mai

Theo Healthline, tùy theo loại tinh bột sử dụng, miến có chỉ số đường huyết khác nhau nhưng không hề thấp - nghĩa là có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng sau khi ăn 

Bởi vậy, bạn chỉ nên ăn lượng miến vừa phải, kết hợp với đạm (như thịt nạc, trứng, đậu phụ) và rau củ để làm chậm quá trình hấp thụ đường.

2. Không nên ăn miến nước để ngoài không khí quá 2 tiếng

Cũng như các món nước khác, miến nên được ăn ngay sau khi nấu. Nếu để ngoài không khí vài giờ, đặc biệt trong thời tiết nóng, nước dùng giàu đạm và chất béo dễ nhiễm khuẩn.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, thực phẩm dễ hỏng không nên để ngoài quá 2 tiếng (hoặc 1 tiếng nếu nhiệt độ trên 32 độ C) để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn như Salmonella hay E. coli. Do đó, bạn nên ăn miến ngay sau khi nấu. Nếu cần bảo quản, hãy để riêng miến và nước dùng trong hộp kín, bảo quản lạnh.

3. Không nên hâm lại nhiều lần 

Một số người có thói quen nấu nồi miến lớn để ăn nhiều bữa nhưng việc hâm nhiều lần khiến một số chất dinh dưỡng (nhất là trong rau hoặc thịt) bị phân hủy, thậm chí hình thành chất có hại cho sức khỏe.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tổng quan về Khoa học Thực phẩm và An toàn Thực phẩm cho thấy việc hâm nóng nhiều lần các món chứa dầu có thể sinh ra các sản phẩm oxy hóa lipid - những chất liên quan đến viêm nhiễm và bệnh mạn tính. Mọi người chỉ nên hâm lại phần cần ăn, tránh đun sôi lại cả nồi nhiều lần.

Ai không nên ăn miến?

Miến là món ăn phổ biến trong nhiều nền ẩm thực châu Á nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường nên cẩn trọng. Miến chứa nhiều tinh bột dù không có chất béo hay gluten nhưng có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Một số loại miến - đặc biệt làm từ khoai lang - có chỉ số đường huyết cao, dễ gây tăng đường trong máu sau khi ăn.

Ngoài ra, người mắc bệnh thận hoặc cao huyết áp nên hạn chế ăn miến nước có hàm lượng natri (muối) cao. Nhiều loại nước dùng hoặc gói gia vị đi kèm có thể chứa lượng muối lớn, làm tăng nguy cơ giữ nước và tăng huyết áp. 

Cuối cùng, người có dạ dày nhạy cảm hoặc bị trào ngược axit cũng nên tránh ăn các loại miến ăn liền có vị  cay hoặc chua dễ gây kích ứng đường tiêu hóa.

Các tin khác

Thời gian giao hợp bao lâu?

Thời gian quan hệ xuất tinh trung bình ở nam giới khoảng 5-7 phút, kéo dài quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất, tâm lý và ảnh hưởng chất lượng đời sống tình dục.

Phải mất bao lâu để tập thể dục trở thành thói quen?

Nhiều người có mục tiêu đưa tập thể dục trở thành thói quen hằng ngày. Nếu thiết lập được thói quen này, họ không chỉ khỏe mạnh mà còn giảm cân. Nhưng trong nhiều trường hợp, thiết lập thói quen gặp nhiều khó khăn.

Mẹo uống nước nhiều hơn

Uống nước mỗi ngày là điều quan trọng để duy trì sức khỏe tốt, nhưng không phải ai cũng làm được điều này.