Kỹ năng sống

3 gia tộc giàu có và quyền lực nhưng luôn phải "thấp thỏm", sợ hãi bởi bệnh tật đeo bám nhiều thế hệ: "Ngồi trên đống vàng" cũng không chữa khỏi, có khi còn bị diệt vong, 1 số nguyên nhân xuất phát từ việc "gìn giữ của cải"

1. Hoàng tộc Ai Cập dị tật vì hôn nhân cận huyết

Hôn nhân trong nội bộ gia đình mang tính phổ biến ở xã hội Ai Cập cổ đại và đã được thực hiện trong xã hội hoàng gia nhằm duy trì nòi giống cao quý. Người Ai Cập xưa tin rằng pharaoh được xem là hậu duệ của các bậc thần thánh, quyền lực sánh ngang các vị thần nên hôn nhân cùng huyết thống được chấp nhận để giữ lại dòng máu thiêng liêng và giúp họ gia tăng sức mạnh, củng cố quyền lực. Bên cạnh đó, hôn nhân cận huyết cũng sẽ giúp hoàng tộc này tránh được việc người nước ngoài chiếm đoạt ngai vàng.

3 gia tộc giàu có và quyền lực nhưng luôn phải thấp thỏm, sợ hãi bởi bệnh tật đeo bám nhiều thế hệ: Ngồi trên đống vàng cũng không chữa khỏi, có khi còn bị diệt vong, 1 số nguyên nhân xuất phát từ việc gìn giữ của cải - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Tuy nhiên, những điều họ xem là hiển nhiên đó lại để lại những hậu quả nghiêm trọng gây ra bởi giao phối cận huyết trong gia đình. Kết quả là, hậu duệ của các "vị thần" đều mắc nhiều bệnh bẩm sinh, là những đứa trẻ yếu đuối với những bệnh lý rõ ràng.

Cụ thể, một phân tích trên hài cốt của vua Tutankhamun vào năm 2014 cho thấy rằng cái chết của ông có thể được gây ra bởi sự lỗi gien di truyền do cha mẹ ông là anh chị em ruột. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều khuyết tật về gen mà ông phải gánh chịu, bao gồm chứng hở hàm ếch, chân khoèo, hông nữ tính và vẩu nặng.

Bản thân Tutankhamun cũng tham gia vào mối quan hệ cận huyết khi kết hôn với người chị cùng cha khác mẹ Ankhesenamun. Khi ngôi mộ của vị vua này được phát hiện, người ta đã tìm thấy xác ướp của hai bào thai được cho là các con của Tutankhamun và Ankhesenamun nhưng bị chết yểu do cũng phải chịu các khiếm khuyết di truyền tương tự.

2. Gia tộc Habsburg với căn bệnh "hàm bạnh" bí ẩn

Hoàng tộc Habsburg là gia đình có thế lực trong lịch sử châu Âu thời kỳ cận đại. Triều đại này ở Tây Ban Nha kéo dài 2 thế kỷ và "diệt vong" khi vị vua Charles II gặp nhiều bệnh quái ác kỳ lạ và qua đời vào năm 1700 và không có người thừa kế.

Các thành viên nhiều đời của dòng họ này sinh ra đều phải chịu đựng một hội chứng hết sức "độc" và quái đản, họ mang trên mình ngoại hình kỳ lạ với chiếc cằm nhọn, bạnh hai bên kèm theo chiếc mũi dài. Hiện tượng này đặc biệt đến mức người ta còn lấy tên của dòng họ để đặt cho nó: "Hàm Habsburg". 

3 gia tộc giàu có và quyền lực nhưng luôn phải thấp thỏm, sợ hãi bởi bệnh tật đeo bám nhiều thế hệ: Ngồi trên đống vàng cũng không chữa khỏi, có khi còn bị diệt vong, 1 số nguyên nhân xuất phát từ việc gìn giữ của cải - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Có điều giả thuyết đã được đưa ra nhằm "giải mã" cho câu hỏi tại sao hội chứng này có thể bám theo họ tới cả trăm năm. Nhưng giờ đây, mọi thứ đã được xác nhận. Chuyên gia di truyền học Roman Vilas từ ĐH Santiago de Compostela (Tây Ban Nha) cho biết: "Triều đại của nhà Habsburg thực sự gây ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử châu Âu và Thánh chế La Mã nói riêng. Tuy nhiên hôn nhân cận huyết đã kéo theo sự sụp đổ của cả gia tộc".

Nhóm nghiên cứu của ông đã tập trung vào 15 thành viên có chiếc hàm đặc biệt. Sau khi phân tích, các tác giả nhận thấy tỷ lệ cận huyết trung bình của gia đình này là 0,93. Điều đó có nghĩa khoảng 9% gene của các thành viên trong nhà hoàn toàn giống nhau. Bởi, chúng đến từ một tổ tiên. Từ đó có thế cho thấy nguyên nhân gây ra "hàm Habsburg" đến từ việc giao phối cận huyết kéo dài suốt hơn 200 năm của gia tộc này. 

Hôn nhân giữa anh em họ, chú bác và cháu gái phổ biến trong gia tộc Habsburg và giúp gia đình này duy trì được tầm ảnh hưởng rất mạnh trong lịch sử. Tuy nhiên, nó khiến nguồn gene ngày càng thu hẹp. Theo Vilas, khi một đứa trẻ ra đời do phối ngẫu quá gần, tỉ lệ xuất hiện tính trạng lặn ra bên ngoài là rất cao, để rồi khiến sức khỏe của họ ngày càng đi xuống. Như vua Charles II (Tây Ban Nha) chẳng hạn, ông gặp khó khăn khi nói và nhai thức ăn vì lưỡi quá to. 

Các nhà di truyền học của Đại học Santiago de Compostela trước đó đã phát hiện tình trạng cận huyết của gia tộc Habsburg còn làm giảm khả năng sống sót của con cái tới 18%. Do đó, vị vua này chẳng thể sinh nổi con nối dõi, cuối cùng, một hoàng tộc hùng mạnh cũng lụi tàn từ đây.

3. Gia tộc Samsung với căn bệnh "teo cơ Mác"

Khởi đầu chỉ bằng một cửa hàng nhỏ trị giá 25 USD, cho đến nay, đế chế Samsung đã vươn lên thành tập đoàn điện tử hàng đầu Hàn Quốc, là gia tộc giàu có nhất nhì châu Á. Thế nhưng dù nắm trong tay tiền tài, danh vọng, họ vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh về căn bệnh di truyền mang tên Charcot-Marie-Tooth (teo cơ Mác) mà đến nay các bác sĩ cũng phải bó tay.

Teo cơ Mác là một rối loạn di truyền, ảnh hưởng đến các dây thần kinh của cánh tay và chân. Theo thời gian, bệnh này sẽ khiến tứ chi bị giảm cảm giác và teo cơ.

3 gia tộc giàu có và quyền lực nhưng luôn phải thấp thỏm, sợ hãi bởi bệnh tật đeo bám nhiều thế hệ: Ngồi trên đống vàng cũng không chữa khỏi, có khi còn bị diệt vong, 1 số nguyên nhân xuất phát từ việc gìn giữ của cải - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Theo tờ JoongAng Daily, ông Lee Kun Hee, con trai nhà sáng lập mắc phải căn bệnh này từ lâu nhưng vẫn chưa tìm ra cách để giải quyết nó triệt để. Tuy nhiên, người mắc nặng nhất có lẽ là cháu trai của ông, Lee Jay Hyun - chủ tịch của CJ Group. 

Năm 2013, trong lúc đang bị điều tra vì tội tham ô và trốn thuế thì truyền thông cũng đồng loạt đưa tin Lee Jay Hyun đang phải vật lộn với căn bệnh này cùng với bệnh suy thận. 

Đã nhiều lần, người ta nhìn thấy Lee Jay Hyun bỗng dưng ngã khụy xuống đất, mệt mỏi vì mang trong mình rất nhiều bệnh tật. Khi xuất hiện tại các phiên điều tra, Lee Jay Hyun không tự đi lại được do tay chân co quắp vì biến chứng của bệnh teo cơ Mác mà phải sử dụng xe lăn có người hỗ trợ phía sau.

Dù căn bệnh này có khả năng di truyền ở nam giới cao hơn phụ nữ, nhưng ái nữ nhà họ Lee - cô Lee Bo Jin (con gái thứ 2 của ông Lee Kun Hee) cũng không thoát được căn bệnh này. Xinh đẹp và giỏi giang xong Lee Bo Jin đành phải chấp nhận "sống chung với bệnh" vì không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

(Tổng hợp)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm