Xu hướng yêu thích của người tiêu dùng hiện đại
Nói một cách đơn giản, "Mua trước – trả sau" (Buy now – Pay later, hay "BNPL") là một giải pháp vay tiêu dùng ngắn hạn không cần tài sản đảm bảo. Người dùng có thể đăng ký sản phẩm tức thì tại thời điểm mua sắm, và sử dụng khoản tiền được cấp bởi ngân hàng để chi tiêu, mua sắm. Khoản đã chi có thể được chi trả trong một lần hoặc chia nhiều đợt.
Theo báo cáo của Research and Markets, tổng thanh toán BNPL dự kiến đạt 1.123 triệu USD vào cuối năm 2022 và có tốc độ tăng 126,4% hằng năm. Hiện nay, 4/5 người tiêu dùng ở Mỹ sử dụng hình thức BNPL để mua sắm tất cả mặt hàng, từ quần áo đến đồ gia dụng. Và hầu hết người mua hàng cho biết, hình thức này có thể thay thế phương thức thanh toán truyền thống như thẻ tín dụng. Với BNPL, khách hàng chỉ cần đăng ký tài khoản qua app, cung cấp thông tin cá nhân và khoản vay online mà không cần chứng minh thu nhập cá nhân.
Không nằm ngoài xu thế đó, tại Việt Nam, xu hướng "Mua trước Trả sau" đang nở rộ và dự kiến sẽ tăng trưởng 45,2% ở giai đoạn 2022 – 2028. Tổng giá trị hàng hoá BNPL trong nước ước tăng từ 496,4 triệu đô vào năm 2021 lên 10,528 tỷ đô vào năm 2028.
"Hình thức "Mua trước Trả sau" đang trở thành một cách mua sắm ngày càng phổ biến với người tiêu dùng tại Việt Nam. Hàng loạt tên tuổi lớn nhỏ, từ các ngân hàng, Fintech đến các đơn vị tài chính lớn cũng đồng loạt tham gia vào cuộc đua phát triển sản phẩm BNPL", báo cáo Research and Markets chỉ rõ.
Đón đầu xu hướng tài chính hiện đại này, ngân hàng CIMB Việt Nam và ví điện tử SmartPay đã hợp tác ra mắt sản phẩm "Mua trước - Trả sau" với với những ưu điểm vượt trội.
Ông Moin Uddin – Giám đốc điều hành của SmartPay chia sẻ: "Thời gian vừa qua, "Mua trước Trả sau" đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bật, người tiêu dùng đã dần nhận thức được những ưu điểm vượt trội của hình thức thanh toán này. Đây là giải pháp giúp mọi người tiếp cận dịch vụ tài chính thông minh, hiện đại, đặc biệt là những người gặp nhiều hạn chế khi tiếp cận các dịch vụ vay tiêu dùng thông thường và khó khăn trong việc chứng minh tài chính. Với giải pháp này, chúng tôi hy vọng người tiêu dùng có thể tiếp cận một giải pháp tài chính hỗ trợ cho nhu cầu mua sắm hằng ngày của họ thuận tiện hơn".
Đăng ký hoàn toàn online, nhận ngay hạn mức hấp dẫn
Với sản phẩm "Mua trước Trả sau CIMB", người dùng chỉ cần thực hiện các thao tác đăng ký đơn giản trên ứng dụng SmartPay, không cần chứng minh thu nhập, không mất thời gian tới điểm giao dịch, và chỉ cần sở hữu CMND/CCCD còn hiệu lực.
Ông Thomson Faw Siew Kat – Tổng Giám đốc Ngân hàng CIMB Việt Nam chia sẻ: "Sản phẩm "Mua trước Trả sau CIMB" sẽ đem lại trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn. Chúng tôi áp dụng công nghệ eKYC nên việc phê duyệt hồ sơ cực kỳ nhanh chóng. Chỉ trong khoảng 15 phút, người dùng có thể được CIMB phê duyệt hạn mức lên đến 30 triệu đồng. Với kỳ hạn vay đa dạng: 1, 3, 6, 9 hoặc 12 tháng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với khả năng chi trả của bản thân."
"Sản phẩm này còn giúp các đại lý có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thông qua trải nghiệm thân thiện tùy chỉnh cho từng điểm bán hàng với nhiều công cụ tiện ích để tăng doanh số hiệu quả, giúp họ xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm của họ. Sản phẩm "Mua trước Trả sau" chính là sợi dây kết nối bền chặt giữa các nhà bán lẻ và khách hàng."
Trong thời gian ra mắt sản phẩm, người dùng sẽ được hưởng ưu đãi Hoàn lãi kỳ đầu, áp dụng cho giao dịch đầu tiên thực hiện bằng hạn mức "Mua trước trả sau CIMB" với số tiền vay tối đa 1 triệu, kỳ hạn từ 3 tháng trở lên.
CIMB là một trong những ngân hàng số tiên phong với các sản phẩm tài chính sáng tạo và dịch vụ ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế. SmartPay là ví điện tử cung cấp các sản phẩm trung gian thanh toán cho nhà bán hàng và cả khách hàng của họ với hơn 740.000 điểm chấp nhận thanh toán toàn quốc cùng đa dạng tiện ích và dịch vụ tài chính. Với sản phẩm "Mua trước trả sau", hai bên mong muốn không chỉ mang đến một giải pháp tài chính thông minh, tiện lợi dành cho khách hàng mà còn góp phần thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng, góp phần tăng doanh số cho ngành bán lẻ, dịch vụ.