Doanh nghiệp

"Vua trái cây" trở lại đường đua, xuất khẩu rau quả bất ngờ tăng vọt

Theo Cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 6.2025, xuất khẩu rau quả đạt 807 triệu USD, tăng gần 31% so với tháng liền kề trước đó và tăng trên 20% so với cùng kỳ 2024. Tăng trưởng mạnh trong tháng 6 đã giúp kim ngạch 6 tháng đầu năm đạt 3,1 tỉ USD, so với 6 tháng đầu năm 2024 giảm 7%.

3 yếu tố giúp xuất khẩu rau quả bất ngờ tăng vọt - Ảnh 1.

Xuất khẩu rau quả bất ngờ tăng vọt nhờ sự hồi phục của sầu riêng

ẢNH: CHÍ NHÂN

Trao đổi với Thanh Niên, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: "Sau 5 tháng sụt giảm liên tục, kết quả xuất khẩu rau quả tăng vọt trong tháng 6 cũng khiến nhiều người bất ngờ. Có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, các vùng trồng sầu riêng trọng điểm của chúng ta như các tỉnh miền Đông và Tây nguyên tỷ lệ bị nhiễm cadimi ít nên lượng hàng đạt chuẩn xuất khẩu tăng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cẩn trọng hơn trong việc kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất khẩu. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn kiểm tra chất lượng tại vườn trước khi thu mua. Ngoài ra, nguồn hàng sầu riêng tại Thái Lan bị gián đoạn giữa các vùng trồng nên nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam tăng. Sự phục hồi của ngành hàng sầu riêng giúp kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6 tăng vọt. 

Thứ 2, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam tăng mạnh, kể cả xuất khẩu vào thị trường Thái Lan. Thứ 3, bên cạnh sầu riêng, nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng tăng mạnh như dừa. Các thị trường xuất khẩu rau quả quan trọng của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Úc, UAE…

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả trong tháng 6 đạt 214 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2024. Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt trên 1,2 tỉ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, Mỹ là nguồn cung rau quả lớn thứ 2 cho Việt Nam nhưng lại là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm 5 thị trường dẫn đầu. Cụ thể, trong 5 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu 247 triệu USD từ Mỹ, tăng 52%; thị phần rau quả của Mỹ tăng từ 20% lên 25%. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là nguồn cung lớn nhất với 339 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Các tin khác

Bí mật đằng sau gói mì Hảo Hảo

Đằng sau mỗi gói mì Hảo Hảo chỉ vài nghìn đồng là cả một hành trình bền bỉ, một hệ sinh thái sản xuất hiện đại, được đầu tư hàng chục triệu USD và vận hành bởi hàng nghìn con người với sự tâm huyết trong từng công đoạn. Tất cả đều hướng đến lời hứa "Cook happiness" – cống hiến cho xã hội thông qua ẩm thực.

PGBank đã có nhiều cố gắng trong việc ổn định mạng lưới, hoạt động

Trong kết luận thanh tra định kỳ, PGBank được Ngân hàng Nhà nước đánh giá có nhiều cố gắng trong việc ổn định mạng lưới, hoạt động, đảm bảo các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo Luật các Tổ chức Tín dụng, Điều lệ ngân hàng, các Chỉ đạo, chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước; chỉ đạo hoạt động toàn hệ thống được một số kết quả đáng ghi nhận.

Kịp thời cứu bệnh nhân Campuchia nhiễm trùng, hoại tử nặng

Bệnh nhân 71 tuổi, người Campuchia đã suýt phải đoạn toàn bộ bàn chân trái vì hoại tử lan rộng do tắc động mạch chi dưới. Tuy nhiên, ông đã thoát khỏi tình trạng trên và giữ được chân nhờ nỗ lực của các bác sĩ Việt Nam.