Riêng trong quý II, MBS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 792 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh kém tích cực, khi lãi từ tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) chỉ đạt 173 tỷ đồng, giảm phân nửa so với quý II/2024.
Ở chiều ngược lại, hoạt động môi giới tiếp tục duy trì đà tăng, với doanh thu tăng 7% lên 192 tỷ đồng. Lãi từ cho vay và phải thu cũng tăng khoảng 18% so với cùng kỳ, đạt 309 tỷ đồng.
Cùng với đó, chi phí hoạt động trong quý giảm 36% xuống 282 tỷ đồng, chủ yếu nhờ khoản lỗ FVTPL co lại đáng kể từ 291 tỷ xuống 107 tỷ đồng (giảm 63%).

Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế quý II của MBS tăng 1% lên 273 tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt 221 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ nhưng thấp hơn 18% so với quý I năm nay (269 tỷ đồng).
Trong quý vừa qua, MBS ghi nhận thị phần môi giới trên sàn HOSE đạt 5,39%, duy trì vị trí thứ 7 và cải thiện so với mức 5,19% của quý I.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động đạt 1.461 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 22% lên 611 tỷ đồng nhờ chi phí giảm đáng kể.
Như vậy, so với kế hoạch cả năm (1.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), MBS đã thực hiện gần 47% sau nửa năm.
Tại thời điểm 30/6, danh mục tài sản FVTPL có giá trị thị trường 3.109 tỷ đồng, tăng hơn 540 tỷ so với cuối quý I. Cơ cấu danh mục chủ yếu gồm giấy tờ có giá khác (1.560 tỷ đồng), trái phiếu (1.011 tỷ đồng), cổ phiếu (480 tỷ đồng) và chứng chỉ quỹ (56 tỷ đồng).
Ngoài ra, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) đạt 5.697 tỷ đồng, tăng 14% trong quý II.
Dư nợ cho vay ký quỹ và ứng trước tiền bán của MBS đạt 12.796 tỷ đồng vào cuối tháng 6. Trong
