Doanh nghiệp

Tăng trưởng tín dụng tăng mạnh, 6 tháng gần 10%

Theo NHNN, với những giải pháp đồng bộ, tăng trưởng tín dụng tích cực ngay từ đầu năm, cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2024. Đến ngày 30.6, tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỉ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024. Như vậy, so với kế hoạch đề ra năm 2025 tăng trưởng tín dụng 16% thì mức tăng còn lại của 5 tháng cuối năm là 6,1%.

Nhà điều hành cho biết tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh. Đồng thời, ngành ngân hàng tích cực triển khai các chương trình tín dụng như chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33 (quy mô hiện là 145.000 tỉ đồng); chương trình tín dụng 500.000 tỉ đồng cho vay đầu tư hạ tầng, công nghệ số nhằm thực hiện các dự án trọng điểm/quan trọng quốc gia thuộc các lĩnh vực giao thông, điện lực và công nghệ số theo danh mục do các Bộ, ngành công bố; cho vay đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (nâng quy mô lên 100.000 tỉ đồng)…

Ngân hàng cho vay trên 17,2 triệu tỉ đồng  - Ảnh 1.

Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng lên 9,9%

Trong những tháng cuối năm, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác góp phần ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Trong đó, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay; tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường quốc tế và trong nước, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. 

Tiếp tục triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu; triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng tập trung triển khai thực hiện các Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng; phối hợp triển khai có hiệu quả các kế hoạch của ngành ngân hàng về chuyển đổi số, về triển khai Đề án 06, về triển khai Nghị quyết số 57; tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật hoạt động thanh toán, ngân hàng; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng…

Các tin khác

Bí mật đằng sau gói mì Hảo Hảo

Đằng sau mỗi gói mì Hảo Hảo chỉ vài nghìn đồng là cả một hành trình bền bỉ, một hệ sinh thái sản xuất hiện đại, được đầu tư hàng chục triệu USD và vận hành bởi hàng nghìn con người với sự tâm huyết trong từng công đoạn. Tất cả đều hướng đến lời hứa "Cook happiness" – cống hiến cho xã hội thông qua ẩm thực.

Bộ Xây dựng nói về đề xuất của doanh nghiệp Xuân Trường: Sân bay quốc tế tại Ninh Bình chưa có trong quy hoạch

Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình lập Đề án nghiên cứu khả năng hình thành cảng hàng không tại Ninh Bình gửi Bộ Xây dựng xem xét, báo cáo Chính phủ. Trong quá trình triển khai, Bộ Xây dựng sẽ thành lập Tổ công tác chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ UBND tỉnh Ninh Bình và tư vấn lập, trình duyệt Đề án bảo đảm chất lượng, tiến độ.

PGBank đã có nhiều cố gắng trong việc ổn định mạng lưới, hoạt động

Trong kết luận thanh tra định kỳ, PGBank được Ngân hàng Nhà nước đánh giá có nhiều cố gắng trong việc ổn định mạng lưới, hoạt động, đảm bảo các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo Luật các Tổ chức Tín dụng, Điều lệ ngân hàng, các Chỉ đạo, chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước; chỉ đạo hoạt động toàn hệ thống được một số kết quả đáng ghi nhận.

Kịp thời cứu bệnh nhân Campuchia nhiễm trùng, hoại tử nặng

Bệnh nhân 71 tuổi, người Campuchia đã suýt phải đoạn toàn bộ bàn chân trái vì hoại tử lan rộng do tắc động mạch chi dưới. Tuy nhiên, ông đã thoát khỏi tình trạng trên và giữ được chân nhờ nỗ lực của các bác sĩ Việt Nam.