Khởi nghiệp

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’

Ít ai ngờ cô gái xinh đẹp, nhỏ nhắn, có mái tóc bồng bềnh cùng nụ cười duyên dáng, rạng ngời lại là người đứng đầu một doanh nghiệp vươn tầm thế giới. Chị là Tôn Nữ Xuân Quyên - người được mệnh danh là “vua bút” Việt Nam và là con gái cả của “vua nút áo” Tôn Thạnh Nghĩa có xuất thân trong dòng họ danh giá.

Đoạn clip gọi vốn của chị Xuân Quyên cùng với cha trên chương trình Shark Tank từng “viral”, là cú hích đẩy doanh thu tăng gấp 13 lần, nâng cao thương hiệu doanh nghiệp. Thành công là vậy nhưng quãng đường khởi nghiệp của chị cũng gặp nhiều gian truân, không như những gì mà nhiều người lầm tưởng về một thế hệ F2 “trâm anh thế phiệt”, “sinh ra ở vạch đích”, “ngậm thìa vàng từ nhỏ”,...

Dù là con gái của người cha triệu đô, chị Xuân Quyên vẫn phải tự lực bước đi trên đôi chân của mình, gồng gánh doanh nghiệp, thậm chí là đối mặt với những giai đoạn đường cùng. 

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’- Ảnh 1.

- Là con nhà nòi trong kinh doanh, có cha là “vua nút áo”, tại sao chị không kế thừa sự nghiệp của gia đình mà quyết định “startup”?

Khi mới đi học ở Mỹ về, là thế hệ thứ 2 nên tôi không thể vào công ty đã hoạt động được 27 năm của cha rồi đảm nhận vị trí quan trọng. Như vậy, những “công thần” sẽ không phục, cha cũng ngại với mọi người. Hơn nữa, tôi cũng sinh sống và học tập ở nước ngoài nhiều năm, bản thân ý thức được phải đi từ những bước nhỏ nhất, đi từ thấp lên cao.

Thứ hai, quy mô công ty lớn so với khả năng của tôi. Trong khi đó, chính tôi cũng chưa biết khả năng bản thân nên việc bắt đầu từ những bước nhỏ. Có kiểm soát được rủi ro nhỏ thì mới kiểm soát được rủi ro lớn.

Thứ ba là sự khác biệt về văn hoá. Văn hoá giữa các thế hệ trong công ty khác nhau. Tất nhiên, trong quá trình “startup”, cha mẹ cũng hỗ trợ về vốn nhưng tôi vẫn có toàn quyền quyết định, tôi tận dụng được lợi thế nhưng không bị phụ thuộc.

- Trước đó, chị từng “startup” những mô hình gì?

Đầu tiên, tôi “startup” trong lĩnh vực Tài chính hồi còn ở Mỹ nhưng phá sản chỉ sau 6 tháng vì không dám gọi cho khách hàng. Đến khi về nước, tôi làm kế toán 1 năm rồi “startup” sản phẩm cơm kẹp, cũng đưa được vào hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Nhưng sau 7, 8 năm tôi mất sạch vì năm đầu tiên đầu tư lớn quá lớn - khoảng 3 - 4 tỷ đồng, những năm sau phải “cày” để trả vốn.

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’- Ảnh 2.

Kiếm tiền thì khó chứ mất tiền dễ lắm. Đó cũng là giai đoạn khó khăn nhất với tôi: Khởi nghiệp cùng lúc với lấy chồng, có bầu rồi sinh con. Thời điểm đó, tôi phải đóng cửa 3 mặt bằng, chủ nợ đến ngồi cạnh bên, liên tục phải bắt máy mấy chục cuộc gọi của chủ nợ mỗi ngày.

Tôi trao đổi với từng chủ nợ về công nợ, số tiền có thể trả mỗi tháng, thời gian trả,... Cuối cùng cũng trả hết nợ, bán công ty, mở công ty mới có tiền đề phát triển hơn. Cơm kẹp dù tăng chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng chỉ bán được với giá mấy chục nghìn đồng, đúng với giá thị trường. Còn khi bắt đầu với bút viết sẽ có thị trường tiềm năng hơn, làm sản phẩm càng đẹp thì bán giá càng cao và ẩn đằng sau sản phẩm là văn hoá, giá trị truyền thống.

- Từ khi học Đại học đã “startup”, chị có nghĩ bản thân kế thừa “gen” kinh doanh từ cha mẹ? Chị đã được "thừa hưởng" những bài học kinh doanh gì từ họ? 

“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, dù muốn hay không muốn thì mỗi chúng ta sẽ thừa hưởng nhiều đặc điểm, tính cách, cách làm việc từ cha mẹ. Con cái là bản sao vô thức của cha mẹ.

Về tính cách, tôi thừa hưởng được sự nghiêm khắc, rành rọt từ mẹ và học được sự mềm mỏng, hài hoà từ cha. Về quá trình khởi nghiệp, cha mẹ đi từ tay trắng đi lên, vay mượn người ta 2 cây vàng, chia ra 1 cây vàng bán đi lấy tiền để mua đàn piano cho tôi, 1 cây vàng dùng làm vốn kinh doanh. Công ty mới đầu có vỏn vẹn khoảng mười mấy triệu với 6 công nhân, tới giờ một số người vẫn gắn bó.

Tôi thấy cả một hành trình từ khi bắt đầu đến khi phát triển nên trong tiềm thức đã in sâu hình ảnh đó. Đó là căn gác xép nhỏ ban đầu, vài năm sau đổi qua xưởng rộng hơn, rồi tôi nhớ như in cả cảm giác hít khói bụi của vỏ ngọc trai. Giai đoạn sau, xưởng sản xuất chuyển đổi thành nhà máy khang trang hơn nhiều, công ty từ 6 công nhân lên tới 100 công nhân.

Chính vì thế, tôi coi khởi nghiệp rồi thất bại, rồi lại khởi nghiệp là chuyện thường. Khởi nghiệp phải bắt đầu từ con số 0, nhiều khi nản nhưng lại phải gây dựng lại, tôi phải nghĩ cách biến mọi thứ từ không thành có. Càng đi vào đường cùng, chúng ta sẽ nhận ra bản thân bứt phá được nhiều hơn ta nghĩ.

- Chị luôn nhấn mạnh chiếc bút của doanh nghiệp mình mang nhiều giá trị văn hoá, chứa đựng truyền thống dân tộc?

Khi về nước, tôi khao khát làm điều gì đó để phục vụ quê hương, con người Việt Nam. “Đến để học, ra đi để phục vụ”, đó là slogan trường Đại học nơi tôi học tập.

Lần khởi nghiệp thứ ba, tôi mong muốn làm sao gắn mong ước bản thân với quốc gia từ những điều nhỏ nhất. Tôi quay lại nhìn đội nghệ nhân, nảy ý định sáng tạo sản phẩm mới, không chỉ riêng chiếc nút áo. Và tôi mong sẽ làm một sản phẩm dành cho doanh nghiệp, tặng phẩm cho bạn bè quốc tế, cho những người xung quanh. Tôi muốn tạo ra một thứ họ cần, cây bút là thứ tôi sẽ không cần phải “educate” mà vẫn truyền tải thông điệp ý nghĩa.

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’- Ảnh 3.

Tôi không thích người khác cho rằng tôi đang bán bút, mà muốn mọi người hiểu được giá trị, động lực đằng sau đó. Đó có thể là cây bút Tả Thanh Thiên, cây bút của Nam Phương Hoàng Hậu, cây bút từ thời 18 vị Vua Hùng,... Chính vì thế, tôi quyết tạo ra những chiếc bút, từ đó có biệt danh “Montblanc của Việt Nam”.

Thêm một lý do thú vị mà tôi “startup” là vì trước đây năm cha tôi 30 tuổi, trong giai đoạn sự nghiệp gặp khó khăn, cha đã quyết định đi học tiếng Nhật và trở thành phiên dịch viên. Tình cờ, cha gặp được một bác sĩ người Nhật có tâm, có tầm. Tình bạn của họ kéo dài suốt 27 năm trong hành trình mang lại nụ cười trọn vẹn cho trẻ sứt môi, hở hàm ếch. Điều này đã ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động của tôi sau này. Vì thế, tôi quyết định làm một tặng phẩm không thể lãng quên từ chính quê hương Việt Nam.

- Giữa thời đại 4.0 - khi công nghệ lên ngôi xuất hiện nhiều sản phẩm theo “trend”. Chị có lo sợ sản phẩm của mình truyền thống quá, thủ công quá đôi khi bị tụt lại phía sau?

Trong thời đại 4.0, việc “note” thẳng lên các thiết bị điện tử đã quá dễ dàng, thông dụng nhưng vì sao bút viết vẫn được mọi người ưa chuộng? Tôi nghĩ có 3 lý do chính.

Thứ nhất, trên thế giới có rất nhiều thương hiệu về bút tồn tại cả trăm năm như Montblanc, Sailor,... Mỗi hãng có một câu chuyện riêng, họ không bán bút, họ bán câu chuyện truyền cảm hứng. Thời đại càng số hoá, họ càng khát khao truyền cảm hứng nhiều. Tôi có nhiều bạn bè sưu tập bút, cứ ra mẫu mới là họ mua, họ không để viết mà để lưu giữ ý nghĩa.

Điều thứ hai, tôi cho rằng ngành nào cũng cần đổi mới sáng tạo để phát triển. Vì thế tôi nỗ lực áp dụng công nghệ vào sản phẩm, chẳng hạn sắp tới ra mắt dòng bút khi viết trên máy. Lý do thứ ba là ở cảm giác, cảm xúc khi chúng ta cầm cây bút viết. Việc việc viết trên giấy rất khác so với viết trên các thiết bị điện tử, giúp chúng ta tư duy tốt hơn, cảm nhận rõ hơn.

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’- Ảnh 4.

- Khi mới khởi nghiệp, đối tượng khách hàng chị hướng đến là ai?

Đầu tiên, đối tượng khách hàng chính là bạn bè, người thân. Khi mới “startup”, tôi không có tiền để đi khảo sát thị trường, chỉ là tìm hiểu nhu cầu, sở thích của những người xung quanh và những người có khả năng mua lại lần hai, chứ không phải mua ủng hộ.

Dần dần sau này, tôi “cảm” được có 2 đối tượng khách hàng: Người mua tặng và người mua dùng. Người mua tặng sẽ dùng bút làm tặng phẩm, họ có mối quan hệ và muốn nâng tầm Họ muốn dùng cây bút để tạo ấn tượng, ghi dấu ấn. Còn người mua dùng nhằm khẳng định giá trị bản thân.

- Chị có thể điểm qua một vài giai đoạn thăng trầm? Đâu là cách chị vượt qua và lèo lái doanh nghiệp?

Lúc nào cũng có biến cố, chẳng lúc nào khó khăn, thách thức ngả lại phía sau. Thế nhưng, khi đã vượt qua ngọn núi cao nhất sẽ thấy những ngọn núi phía sau dễ dàng chinh phục hơn. Khi đã xuống đáy thì không còn gì để tôi sợ hãi.

Tôi thấy đến giờ, chưa có gì khủng khiếp bằng thời gian “startup”, cảm xúc rất khác, cũng giống như lần đầu yêu. Lần đầu bạn yêu, cảm xúc chắc chắn khác so với lần với lần 2, lần 3.

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’- Ảnh 5.

Thất bại lớn nhất trong khởi nghiệp có lẽ là đặt niềm tin quá lớn vào những đối tác, cộng sự. Tôi từng đưa 200 triệu đồng cho một người bạn cấp 2 để làm video quảng bá sản phẩm. Cách đây khoảng 7 - 8 năm, số tiền 200 triệu đồng là rất lớn. Sau khoảng 3 - 4 tháng, người bạn trả lời rằng đã quay và dựng xong video nhưng đi trên đường bị rơi mất USB chứa video. Họ không giao lại bất kể thành phẩm nào, trong khi đã ký hợp đồng, nhận toàn bộ số tiền từ tôi. Đó cũng là lỗi của tôi khi không tin bản thân mà trao đặt niềm tin, kỳ vọng vào người khác. Tôi mất tiền, mất mối quan hệ, mất niềm tin và còn phát sinh nhiều việc phiền hà.

Thời điểm khó khăn nữa là khi tôi mang bầu em bé đầu tiên. Những ngày cuối thai kỳ, tôi vẫn lái xe đi bán hàng tại hội chợ. Quá lao lực khiến tôi từng trầm cảm nhẹ trước và sau khi sinh. Công việc lúc đó không thuận lợi, tôi đau đầu với những khoản nợ.

- Có bao giờ chị nghĩ sẽ chuyển đổi sang kinh doanh sản phẩm khác hay quay về với sản phẩm cũ?

Có chứ nhưng cứ những lúc định bỏ cuộc, tôi lại nhìn về phía sau - nơi có những người gắn bó với tôi trong nhiều năm. Tôi không có dũng cảm ra nói với công nhân: “Ngày mai, chúng ta dừng làm việc!”. Nghe thì dễ nhưng họ là những người lao động gắn bó lâu năm, cũng đang vật lộn mưu sinh để lo cho gia đình. Thà rằng tôi bình tâm nghĩ cách bán hàng còn dễ hơn là tuyên bố cho họ nghỉ làm.

Thêm nữa, nếu bỏ cuộc thì tôi cũng sẽ nhanh bắt đầu lại. Tôi đã khởi nghiệp lần 1, lần 2 và giờ là lần 3. Nếu bỏ lần 3, tôi sẽ vẫn khởi nghiệp lần 4 bởi bắt đầu lại sẽ có sẵn lợi thế về kinh nghiệm quản trị, giấy phép, website,... Vậy vấn đề nằm ở mô hình kinh doanh, tôi chỉ cần chuyển đổi mô hình cho phù hợp.

- Không ít người cho rằng chị “sinh ra ở vạch đích”, “từ bé đã ngậm thìa vàng”, là con gái của “vua nút áo”... Chị suy nghĩ sao?

Được mọi người nhớ tới và nhắc đến là niềm vinh dự. Đặc biệt khi họ gọi tôi là con gái “vua nút áo” thì càng hãnh diện, tự hào. Về sản phẩm nút áo, công ty Tôn Văn của cha đã chinh phục được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ,...

Tôi không hẳn ở “sinh ra đã ở vạch đích”, mà cứ cho là vậy thì tôi nghĩ sẽ luôn có những vạch đích kế tiếp. Nếu bạn ở sẵn vạch số 10, hãy cố lên vạch số 20. Chứ nếu sau một cuộc đời, bạn từ số 10 trở về số 5 thì còn thua người đi từ số 1 lên số 3.

Chính vì vậy, điều quý giá nhất ở con người mà càng sống lâu càng thấy là thời gian. Thời gian ai cũng vậy, rất công bằng. Những người “sinh ở vạch đích” tức là được cho nhiều thời gian nhiều hơn so với người khác, thay vì mất thời gian loay hoay tìm phương hướng thì họ có nhiều lựa chọn, thời gian nhưng nếu không biết cách sử dụng có thể bại cuộc.

Thế hệ F2 càng cần chứng tỏ mình làm được nhiều hơn cho xã hội. Nỗ lực ở F2 còn cần duy trì và kế thừa những thành tựu của F1. Trong quá trình đó, F2 gặp nhiều vấn đề, chẳng hạn như đối mặt với những “công thần” của thế hệ trước, giúp nhân sự bắt kịp thời đại công nghệ, đảm bảo mức sống,... F2 vừa phải giữ gìn cái cũ, lại không ngừng phát triển cái mới.

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’- Ảnh 6.

- Chị thấy thách thức của ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành sản xuất bút viết ngọc trai nói riêng là gì?

Thứ nhất, chủ doanh nghiệp cần tìm hướng áp dụng công nghệ vào sản xuất để bắt kịp xu hướng thời đại. Chẳng hạn, chúng tôi phải “số hoá” - tức là đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; hay “chuyển đổi số” là thay đổi mô hình trong thời đại ngày nay. Nhiều doanh nghiệp, công nhân, nghệ nhân vẫn đang mò mẫm từng bước ở 1.0, 2.0, 3.0 thì làm sao có thể một bước lên 4.0.

Điều thứ hai, chủ doanh nghiệp phải xác định đâu là những kỹ năng cần trau dồi cho nhân sự mà không cần chạy đua theo cuộc chuyển đổi số khủng khiếp. Điều thứ ba, sau khi tìm được mô hình và hướng đi phù hợp, chủ doanh nghiệp cần nhanh chóng bắt tay đào tạo để nhân sự thực hiện được.

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’- Ảnh 7.

- Mang ước mơ đưa những chiếc bút Việt vươn xa thế giới, chị có nghĩ mình liều lĩnh, táo bạo?

Tỷ phú Steve Job đã nói: “Đã mơ thì mơ cho lớn”. Người khác thấy giấc mơ của tôi táo bạo thì đó có nghĩa là giấc mơ đúng, chứ mơ nhỏ quá không tạo động lực cho bản thân và người khác.

- Để chiếc bút - từ vật dụng giản dị, thông dụng trở thành món quà tặng cao cấp, quà tặng quốc gia là điều không dễ dàng. Chị xây dựng và phát triển kế hoạch đó ra sao?

Để tạo ra chiếc bút gồm 30 công đoạn, bao gồm 15 công đoạn cho vỏ ngọc trai và 15 công đoạn vào phôi. Vỏ bút có màu trắng, màu vàng là nhờ vỏ ngọc trai Úc, màu hồng đến từ vỏ ngọc trai Mỹ, màu đẹp nhất là sắc xanh lam từ bào ngư New Zeeland vốn được mệnh danh là bào ngư đẹp nhất thế giới.

Quá trình chế tác đòi hỏi nhiều thời gian cho phôi và cài bút mạ vàng, đảm bảo mọi chi tiết đều đạt đến sự tinh xảo và mang lại trải nghiệm viết mượt mà. Ruột bút được nhập từ Đức và Thuỵ Sĩ - 2 cái nôi của ruột bút. Giống như chúng ta đứng trên vai người khổng lồ vậy, riêng ruột bút thì nên đi lại con đường cũ, bởi thế giới đã có 2 quốc gia sản xuất ruột đảm bảo. Mỗi chiếc bút mất từ 24 - 72 giờ để sản xuất, có những chiếc bút lên tới 144 giờ hoặc lên cả tháng.

- Hành trình lần đầu tiên mang những chiếc bút ra thế giới của chị như thế nào? Vì sao chị lấy tên gọi là BLUSaiGon?

Cách đây 5 - 7 năm, có một người Việt kiều quyết định đặt vài chục cây bút mang sang Mỹ để giới thiệu với cộng đồng người Việt. Còn sau đó, qua Amazon, tôi có gian hàng. Nhưng đặc biệt là sau khi lên sóng Shark Tank mới có nhiều đối tác quốc tế như Úc, Canada,... Họ bày tỏ muốn mở đại lý tại đất nước của họ.

Còn về tên gọi đặc biệt thì “BLU” hướng đến khát vọng vươn ra biển cả, tái hiện những vỏ ngọc trai lấp lánh; Sài Gòn là nơi tôi sinh ra và lớn lên và cũng là địa danh lịch sử phồn hoa của Việt Nam. Thời gian tới, tôi sẽ chuyển thành BLUS, “S” thể hiện hình dáng đất nước và là viết tắt của “sustainability” - tính bền vững. Còn tham vọng sắp tới của tôi là mở được nhiều showroom trong và ngoài nước.

- Mỗi năm chị có BST riêng với những chiếc bút giới hạn. Chiếc bút giới hạn có gì đặc biệt, khác lạ so với chiếc bút thông thường?

Có chiếc bút lấy cảm hứng từ tre Việt Nam, cũng là biểu trưng trong ngoại giao. Chiếc bút 1977 lấy cảm hứng sóng biển, Việt Nam có 3260 km đường bờ biển. ... Một chiếc bút nhỏ nhưng khi mọi người cầm lên thấy tinh xảo sẽ biết kỹ thuật thủ công của người Việt, tôi muốn bạn bè năm châu biết điều đó.

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’- Ảnh 8.

Chúng ta có tay nghề, đâu thua châu Âu. Tại sao một chiếc túi xách thủ công họ bán hàng tỷ đồng mà cũng sản phẩm được làm từ đôi bàn tay của nghệ nhân Việt chỉ bán với giá vài trăm nghìn đồng? Bàn tay của Việt Nam với bàn tay của thế giới không khác nhau.

Mỗi năm, chúng tôi có từ 2 - 3 BST, giới hạn số lượng nhất định với những con số 3260, 999, 99, 88 hay số 1 - thể hiện sự duy nhất. Cây bút thấp nhất có giá 1,7 triệu đồng, cây bút cao nhất có giá hàng vài trăm triệu đồng. Có 2 dòng sản phẩm: 1 dòng sản phẩm tạo nên doanh thu, còn 1 dòng sản phẩm để định vị thương hiệu.

- Giai đoạn 2020 - 2022 có sự nhảy vọt lớn, doanh thu tăng từ 6 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng. Chị có thể bật mí về bước phát triển ngoạn mục đó? Thời gian tới, chị có những tham vọng gì?

Chính nhờ sự xuất hiện trên sóng Shark Tank, doanh thu đã tăng lên gấp 2, gấp 3, đỉnh điểm là tăng gấp 13 lần. Về bản thân, tôi cũng cần chỉn chu hơn, vì sản phẩm đứng cùng thương hiệu. Sản phẩm đẹp - độc bản - truyền cảm hứng thì cá nhân cũng phải vậy. Đó cũng là cách tôi thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.

Sau khi lên sóng Shark Tank, mọi thứ phát triển tốt và tôi có thêm nhiều cơ hội phát triển. Họ đã biết tới tôi 1 lần (trên sóng truyền hình) thì đương nhiên lần 2, lần 3 gặp khách hàng/đối tác sẽ dễ dàng, tiết kiệm hơn. Tôi cũng có nhiều cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp tại các trường Đại học, hội thảo, sự kiện. Ngoài ra, tôi cũng chuẩn bị cuốn sách chia sẻ cách gọi vốn, cách kể chuyện sản phẩm với các “cá mập” và nhiều “loại cá” khác như quỹ hỗ trợ, ngân hàng,... Bên cạnh đó, tôi muốn một đối tác chiến lược bắt tay để đi nhanh hơn, đứng được trên vai người khổng lồ.

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’- Ảnh 9.

- Là doanh nhân nổi tiếng, chị đã cân bằng giữa công việc với vai trò làm vợ, làm mẹ như thế nào?

Chỉ cố gắng hết sức chứ chưa thể cân bằng được bởi tôi làm việc rất nhiều. Tôi sẽ dành toàn bộ ngày Chủ nhật cuối tuần cho gia đình và các con, không tham gia sự kiện, không gặp gỡ đối tác; còn tối thứ Sáu để xem phim cùng chồng. Còn hàng ngày, tôi sẽ đưa đón con đi học, tối dành thời gian trò chuyện trước khi con đi ngủ. Đó là những giây phút ngắn ngủi nhưng khiến tôi hạnh phúc, trân quý.

- Với các con, chị có mong những đứa trẻ sẽ nối nghiệp mình không?

Cảm giác của kinh doanh, khởi nghiệp là được học hỏi mỗi ngày, được thấy điểm sai - điểm yếu để phát triển. Tôi chỉ mong con học được những nguyên tắc của cha mẹ để đưa ra những lựa chọn đúng: Lẽ để sống - Người để lấy - Việc để làm - Thầy để học - Bạn để chơi. Tôi tôn trọng lựa chọn của con, chỉ cần con hạnh phúc.

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’- Ảnh 10.

Với doanh nghiệp, không thể kỳ vọng các con phải nối nghiệp. Bởi vòng đời của doanh nghiệp không ai biết trước được thì sao có thể đặt áp lực lên con. Tôi chỉ mong các con thấy tôi nỗ lực như ngày xưa tôi trông vào hành trình của cha mẹ mình vậy.

Ngoài ra, tôi lên Shark Tank cũng để chứng minh cho con thấy: Dù tôi thất bại cũng sẽ đứng lên được. Những điều đó, trường học không dạy. Kết quả chưa tính tới nhưng các con sẽ học được cách sống, ý chí, khát vọng,...

- Về người bạn đời, anh đã hỗ trợ chị những gì trong sự nghiệp cũng như cuộc sống thường ngày?

Điều mà tôi luôn tự thấy tự hào là vào thời điểm khó khăn nhất, tôi và chồng không cãi vã, xung đột mà luôn động viên nhau vượt qua. Trước đây, chồng tôi làm việc trong một tập đoàn công nghệ lớn, đôi khi tôi thấy có lỗi vì đã kéo anh vào công việc của mình.

Nhiều người tránh làm việc cùng với bạn đời để hạn chế mâu thuẫn nhưng tôi có suy nghĩ ngược. Ban đầu tôi nghĩ mình sống thiên cảm xúc nhưng vào công việc, tôi cũng khá lý tính, luôn đặt ra những nguyên tắc để cân bằng. Tại sao chúng ta hợp tác được với người khác mà không hợp tác, làm việc được với bạn đời. Bạn đời phải là người “tung hứng” tốt nhất chứ? Dù có mâu thuẫn cũng có thể cùng nhau giải quyết.

Khởi nghiệp cũng như lấy chồng vậy, bạn phải yêu đi yêu lại một người trong nhiều năm, có khó khăn, thách thức cũng đừng buông bỏ. Tuổi 19, 20, tôi có nhiều cơ hội, cũng có nhiều người theo đuổi. Có người rất giàu, cũng có người rất chiều chuộng, có người hứa lo cho tôi cuộc sống đủ đầy ở Mỹ. Nhưng tôi vẫn về nước và yêu anh - một người đàn ông tử tế. Tại sao lại không cho anh một cơ hội, cho Việt Nam một cơ hội? Bởi “Ta về ta tắm ao ta/Dù trong, dù đục, ao nhà vẫn hơn”.

Tôi rất biết ơn chồng khi luôn đồng hành cùng tôi. Anh yêu thương và trân trọng tôi. Đôi khi tôi cũng suy nghĩ quãng đường bước đi gập ghềnh như vậy có khiến anh phiền toái không. Vì đó là do mong ước của tôi khiến anh phải đi theo. Anh yêu thương tôi đến mức “dời sông lấp biển” nên đã đặt cái tôi xuống để đồng hành.

‘Vua bút’ Tôn Nữ Xuân Quyên: Từng bị ‘chủ nợ’ kè kè ngồi cạnh, mất trắng hàng trăm triệu đồng vì tin bạn thân, khẳng định sản phẩm là ‘Montblanc của Việt Nam’- Ảnh 11.

- “Trên thương trường, xinh đẹp là lợi thế với phụ nữ, nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái”, chị nghĩ sao?

Cũng như vào phòng thi, bạn phải quyết định nguyên tắc trước chứ không phải sau khi đã bước chân vào. Trong kinh doanh cũng vậy, tôi luôn đặt ra những quy tắc, chẳng hạn như không đi tới 8 - 9 giờ tối, không uống bia rượu bởi dễ mất kiểm soát, không đi qua đêm, không hẹn đối tác vào buổi tối,...

- Đâu là câu nói truyền cảm hứng cho chị?

Tôi thường nghĩ đến sự khác biệt của mỗi người, mỗi quốc gia. Tôi hay tự đặt câu hỏi: “Để tạo dấu ấn, làm sao tạo nên sự khác biệt bền vững hay hiểu đơn giản là mình muốn khoe điều gì?”. Và tôi nghĩ: Tạo dấu ấn bằng giá trị tri thức là bền vững nhất. Đó là tagline của doanh nghiệp: “Leave The Mark”.

Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị!

Cùng chuyên mục

Đọc thêm