Dat Bike nhận vốn từ doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
Dat Bike công bố nhận được khoản vay chuyển đổi trị giá 4 triệu USD từ InfraCo Asia - thành viên thuộc tập đoàn Phát triển Hạ tầng Tư nhân (PIDG). Theo startup xe máy điện, điều này có thể giúp Dat Bike tăng gấp đôi công suất sản xuất thông qua việc mở rộng cơ sở vật chất, công cụ, tự động hóa.
PIDG là một tổ chức phát triển và tài trợ hạ tầng sáng tạo, khuyến khích và huy động đầu tư tư nhân vào các dự án hạ tầng tiên phong tại châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và chống đói nghèo. PIDG được tài trợ bởi các chính phủ Vương quốc Anh, Hà Lan, Thụy Sĩ, Úc, Thụy Điển, Đức và tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC).
InfraCo Asia là thành viên của tập đoàn này, được thành lập vào năm 2009 và có trụ sở ở Singapore. Công ty chuyên đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng khắp Nam Á và Đông Nam Á bằng cách cung cấp vốn và chuyên môn. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là năng lượng mới (mặt trời, hydro, gió…), năng lượng tái tạo và nông nghiệp.
Ngoài việc rót vốn cho Dat Bike, InfraCo Asia đã có nhiều hoạt động đáng chú ý khác. Có thể kể đến việc mua và đưa Nhà máy Thủy điện Cốc San khi công trình này đang gặp khó khăn năm 2012, xây dựng Nhà máy điện mặt trời công suất 168MWp tại tỉnh Ninh Thuận, đầu tư 4 dự án nước sạch cho 4 thành phố loại 2 của Việt Nam. Công ty cũng có nhiều hoạt động ở các nước khác, chẳng hạn liên doanh với Radiance Renewables để phát triển các dự án năng lượng tái tạo ở Ấn Độ.
4 triệu USD sẽ được sử dụng cho việc gì?
Trong bối cảnh thị trường xe điện Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, Dat Bike cho biết sẽ theo đuổi chiến lược sản xuất xe điện hiệu suất cao với giá cả hợp lý. Khoản vay trên sẽ là một trong những yếu tố hỗ trợ để hãng có thể sản xuất 30.000 xe máy điện trong hai năm tới.
Đây chưa phải con số lớn với một thương hiệu xe máy ở Việt Nam (Honda Việt Nam bán được hơn 2 triệu xe máy trong năm 2023), nhưng là một con số không nhỏ với một startup xe điện mới thành lập năm 2019. Một trong những startup xe máy điện nổi bật ở thị trường đông dân nhất thế giới là EMotorad cũng mới chỉ tiêu thụ được 40.000 xe (năm 2022).
Do đó, 4 triệu USD này có ý nghĩa lớn để đưa Dat Bike đi từ việc làm quen với thị trường thông qua phát triển các mẫu xe đến việc sản xuất quy mô lớn hơn. Số đầu tư này cũng đến đúng lúc khi thị trường xe máy điện tại Việt Nam đang phát triển vượt bậc, với tỷ lệ thâm nhập thị trường hàng năm đạt mức cao nhất Đông Nam Á là 16% vào năm 2023. Con số này dự kiến sẽ đạt 40% vào năm 2040.
Theo tính toán của một số doanh nhân như Brett Fox (CEO của Touchstone Semiconductor), Jason M. Lemkin (CEO của Adobe Sign), hay Kshitij Vichare (chuyên gia tư vấn của Wabtec Corporation), thông thường 4-5 triệu USD là khoản đầu tư đủ để một startup hoạt động trong hai năm tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, cần biết cách sử dụng số tiền này một cách khéo léo, bởi các chi phí phát sinh rất dễ vượt qua dòng vốn kêu gọi được. Theo Jason M. Lemkin kể lại, với startup của ông, 5 triệu USD là "khá mong manh". Do đó, điều quan trọng là phải theo dõi sát sao "tỷ lệ đốt tiền" để kịp thời điều chỉnh và kêu gọi vốn thêm khi cần thiết.
Thực tế, 4 triệu USD không phải số vốn đầu tiên Dat Bike thu hút được. Tính đến nay, tổng cộng startup xe máy điện Việt Nam đã kêu gọi thành công hơn 25 triệu USD. Được thành lập bởi cựu kỹ sư công nghệ Thung lũng Silicon - ông Nguyễn Bá Cảnh Sơn, hãng đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà sản xuất xe máy hàng đầu thị trường trị giá 8 tỷ USD của Việt Nam và thị trường 25 tỷ USD khu vực Đông Nam Á.
Bước đầu, Dat Bike đã có thành công nhất định khi cho ra mắt 4 mẫu xe máy điện. Gần nhất là dòng Quantum giá gần 50 triệu đồng, có phạm vi hoạt động tới 270 km, công suất 7kW và khả năng sạc nhanh. Để so sánh, quãng đường di chuyển này gần tương đương với phạm vi hoạt động của một chiếc ô tô điện cỡ nhỏ.
Dat Bike nhận vốn từ doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
Dat Bike công bố nhận được khoản vay chuyển đổi trị giá 4 triệu USD từ InfraCo Asia - thành viên thuộc tập đoàn Phát triển Hạ tầng Tư nhân (PIDG). Theo startup xe máy điện, điều này có thể giúp Dat Bike tăng gấp đôi công suất sản xuất thông qua việc mở rộng cơ sở vật chất, công cụ, tự động hóa.
PIDG là một tổ chức phát triển và tài trợ hạ tầng sáng tạo, khuyến khích và huy động đầu tư tư nhân vào các dự án hạ tầng tiên phong tại châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và chống đói nghèo. PIDG được tài trợ bởi các chính phủ Vương quốc Anh, Hà Lan, Thụy Sĩ, Úc, Thụy Điển, Đức và tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC).
InfraCo Asia là thành viên của tập đoàn này, được thành lập vào năm 2009 và có trụ sở ở Singapore. Công ty chuyên đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng khắp Nam Á và Đông Nam Á bằng cách cung cấp vốn và chuyên môn. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là năng lượng mới (mặt trời, hydro, gió…), năng lượng tái tạo và nông nghiệp.
Ngoài việc rót vốn cho Dat Bike, InfraCo Asia đã có nhiều hoạt động đáng chú ý khác. Có thể kể đến việc mua và đưa Nhà máy Thủy điện Cốc San khi công trình này đang gặp khó khăn năm 2012, xây dựng Nhà máy điện mặt trời công suất 168MWp tại tỉnh Ninh Thuận, đầu tư 4 dự án nước sạch cho 4 thành phố loại 2 của Việt Nam. Công ty cũng có nhiều hoạt động ở các nước khác, chẳng hạn liên doanh với Radiance Renewables để phát triển các dự án năng lượng tái tạo ở Ấn Độ.
4 triệu USD sẽ được sử dụng cho việc gì?
Trong bối cảnh thị trường xe điện Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, Dat Bike cho biết sẽ theo đuổi chiến lược sản xuất xe điện hiệu suất cao với giá cả hợp lý. Khoản vay trên sẽ là một trong những yếu tố hỗ trợ để hãng có thể sản xuất 30.000 xe máy điện trong hai năm tới.
Đây chưa phải con số lớn với một thương hiệu xe máy ở Việt Nam (Honda Việt Nam bán được hơn 2 triệu xe máy trong năm 2023), nhưng là một con số không nhỏ với một startup xe điện mới thành lập năm 2019. Một trong những startup xe máy điện nổi bật ở thị trường đông dân nhất thế giới là EMotorad cũng mới chỉ tiêu thụ được 40.000 xe (năm 2022).
Do đó, 4 triệu USD này có ý nghĩa lớn để đưa Dat Bike đi từ việc làm quen với thị trường thông qua phát triển các mẫu xe đến việc sản xuất quy mô lớn hơn. Số đầu tư này cũng đến đúng lúc khi thị trường xe máy điện tại Việt Nam đang phát triển vượt bậc, với tỷ lệ thâm nhập thị trường hàng năm đạt mức cao nhất Đông Nam Á là 16% vào năm 2023. Con số này dự kiến sẽ đạt 40% vào năm 2040.
Theo tính toán của một số doanh nhân như Brett Fox (CEO của Touchstone Semiconductor), Jason M. Lemkin (CEO của Adobe Sign), hay Kshitij Vichare (chuyên gia tư vấn của Wabtec Corporation), thông thường 4-5 triệu USD là khoản đầu tư đủ để một startup hoạt động trong hai năm tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, cần biết cách sử dụng số tiền này một cách khéo léo, bởi các chi phí phát sinh rất dễ vượt qua dòng vốn kêu gọi được. Theo Jason M. Lemkin kể lại, với startup của ông, 5 triệu USD là "khá mong manh". Do đó, điều quan trọng là phải theo dõi sát sao "tỷ lệ đốt tiền" để kịp thời điều chỉnh và kêu gọi vốn thêm khi cần thiết.
Thực tế, 4 triệu USD không phải số vốn đầu tiên Dat Bike thu hút được. Tính đến nay, tổng cộng startup xe máy điện Việt Nam đã kêu gọi thành công hơn 25 triệu USD. Được thành lập bởi cựu kỹ sư công nghệ Thung lũng Silicon - ông Nguyễn Bá Cảnh Sơn, hãng đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà sản xuất xe máy hàng đầu thị trường trị giá 8 tỷ USD của Việt Nam và thị trường 25 tỷ USD khu vực Đông Nam Á.
Bước đầu, Dat Bike đã có thành công nhất định khi cho ra mắt 4 mẫu xe máy điện. Gần nhất là dòng Quantum giá gần 50 triệu đồng, có phạm vi hoạt động tới 270 km, công suất 7kW và khả năng sạc nhanh. Để so sánh, quãng đường di chuyển này gần tương đương với phạm vi hoạt động của một chiếc ô tô điện cỡ nhỏ.