Bảo mật an ninh mạng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh doanh nghiệp đang hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề do tấn công mạng trên toàn cầu. Báo cáo từ Forbes cuối năm 2021 cho thấy, thiệt hại do tấn công mạng gây ra đối với doanh nghiệp lên đến 1,79 triệu USD mỗi phút.
Nhìn thấy nguy cơ này, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư cho bảo mật, các yêu cầu đối với công nghệ bảo mật mạng cũng khắt khe hơn và có những thay đổi liên tục. Các chuyên gia công nghệ trên thế giới dự báo rằng, tự động hóa và bảo mật có tính linh hoạt sẽ là những xu hướng an ninh mạng phát triển nhanh chóng trong tương lai.
Đi đầu trong xu hướng này là công nghệ điện toán đám mây. Ông Nguyễn Kim Thọ - Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển Công nghệ bảo mật Công ty Cổ phần Vnetwork phân tích, hiện nay, ngoài khả năng đảm bảo an toàn trước các cuộc tấn công, doanh nghiệp còn cân nhắc đến tính bảo mật khi mở rộng quy mô kinh doanh trong dài hạn. Liệu khi lượng giao dịch tăng lên, mạng lưới doanh nghiệp phát triển, hệ thống an ninh mạng hiện tại có còn tối ưu hay phải xây lại toàn bộ hệ thống bảo mật mới để phù hợp với tốc độ phát triển bấy giờ.
"Sự xuất hiện của công nghệ cloud đã phần nào giải quyết mối lo ngại này. Với cloud, việc mở rộng mạng lưới và nâng cấp hệ thống mạng được triển khai nhanh chóng và không yêu cầu nhiều chi phí về nhân lực, vận hành, bảo trì; giảm bớt gánh nặng khi thay thế phần cứng hay nâng cấp phần mềm", ông Thọ nói.
Về khả năng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) là nhân tố cốt lõi, giải quyết nhiều thách thức trong vấn đề phát hiện, phân tích, xử lý sự cố tấn công mạng. Theo Gartner, AI tạo sự ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là ở khía cạnh bảo mật. Lợi ích nổi bật của AI trong bảo mật là đơn giản hóa việc quản lý bảo mật và truyền tải, từ đó giảm thiểu những sai sót, sự cố không đáng có trong quá trình vận hành, tối ưu chi phí về nhân lực và giảm thiểu rủi ro trước các cuộc tấn công bất ngờ.
Với nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các giải pháp bảo mật mạng chuyên sâu ứng dụng công nghệ AI trên nền tảng điện toán đám mây, công ty an ninh mạng Vnetwork đã triển khai hệ thống bảo mật cho nhiều đối tác doanh nghiệp tại Việt Nam và thế giới.
Hệ sinh thái bảo mật của Vnetwork bao gồm giải pháp bảo mật website toàn diện - VNIS; bảo mật email - EG Platform; truyền tải dữ liệu - Content Delivery Network (VNCDN).
Trong đó, VNIS có nhiều cụm Cloud WAF đặt tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới giúp chống lại các cuộc tấn công DDoS Layer 3/4/7 lớn nhất. Lợi ích chính của Cloud WAF là khả năng mở rộng các mạng và điểm hiện diện phân phối trên toàn cầu, đảm bảo độ trễ tối thiểu, phạm vi phủ sóng lớn. Nếu lưu lượng truy cập website tăng mạnh, Cloud WAF sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng cloud cơ bản để nhanh chóng cô lập các điểm cuối khỏi các mối đe dọa. Đồng thời, VNIS tích hợp các công nghệ khác như AI Load Balancing, RUM và Multi CDN dung lượng chịu tải đến 2.600 Tbps, giúp website luôn hoạt động trước tất cả cuộc tấn công.
Thứ hai là EG Platform - giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) với khả năng bảo vệ người dùng trước các cuộc tấn công thông minh, đặc biệt là các cuộc tấn công email có chủ đích APT (Advanced Persistent Threat) và BEC (Business Email Compromise - lừa đảo qua thư điện tử của doanh nghiệp).
Thứ ba là giải pháp truyền tải dữ liệu với hệ thống mạng lưới hơn 280 POPs trên toàn cầu. Tại Việt Nam, hệ thống VNCDN sẵn sàng đáp ứng hơn ba triệu lượt người dùng truy cập cùng lúc và chịu tải 6 tỷ yêu cầu (requests) mỗi ngày.
Bên cạnh đó, Vnetwork cung cấp các giải pháp về hạ tầng, lưu trữ dữ liệu khổng lồ trên nền tảng cloud. Hệ thống hàng trăm máy chủ đặt tại các trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn Tier III quốc tế như VNPT, Viettel, FPT... sẵn sàng đáp ứng tốt nhất yêu cầu về truyền tải nội dung cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, những sản phẩm bảo mật của đơn vị đã được công nhận bởi các tổ chức hàng đầu thế giới như Gartner, ITSCC và Rapid7... trong việc đảm bảo an ninh mạng tại các hệ thống doanh nghiệp, bảo vệ cá nhân và tổ chức khỏi những cuộc tấn công mạng tinh vi.
Vnetwork cũng đạt được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực bảo mật an ninh mạng như VietNam Security Summit, Vietnam Cyber Security, VietNam Digital Awards, Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam... Đơn vị hiện có hơn 2.000 khách hàng doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các lĩnh vực như giáo dục, y tế, giải trí, báo chí, thương mại, logistics, tài chính và công nghệ thông tin.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo mật mạng của khách hàng tại các thị trường khác nhau trên thế giới, đơn vị đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tại Mỹ và hàng loạt quốc gia châu Âu, tăng cường hợp tác quốc tế cùng nhiều đơn vị như Kiwontech, Conversant...