Chứng khoán

VN-Index rơi vào thị trường con gấu, ai sẽ là nhà đầu tư đau đớn nhất trong thời điểm hiện tại?

Trong tháng 5, thị trường chứng khoán Việt Nam có 476.711 tài khoản mới, cao hơn đáng kể kỷ lục 271.619 tài khoản thiết lập trong tháng 3 khi VN-Index trên vùng đỉnh 1.500 điểm.

Lũy kế 5 tháng đầu năm nay, lượng tài khoản giao dịch chứng khoán trên thị trường tăng thêm 1,38 triệu tài khoản, tiến gần ngưỡng 1,54 tài khoản mới cả năm 2021. Tổng tài khoản giao dịch chứng khoán trên thị trường Việt Nam tại ngày 31/5/2022 đạt gần 5,7 triệu, tương đương hơn 5,8% dân số Việt Nam.

Trái với sự gia tăng của số lượng tài khoản mở mới thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua những chuỗi ngày khó khăn với quá trình dò đáy. Tính tới hết ngày 24/6, có thể nói thị trường Việt Nam đã ở giai đoạn downtrend (xu hướng giảm) trong dài hạn khi ghi nhận mức giảm hơn 23 % kể từ đỉnh và khoảng 21% kể từ đầu năm 2022.

Những nhà đầu tư gia nhập thị trường với niềm hy vọng sẽ có thêm nhiều tiền dường như đã chùn chân vì vì một thực tế “mùa hoa đẹp nhất” thực sự đã qua và thứ để lại cho các nhà đầu tư bây giờ có lẽ là bài học “thấm những nỗi đau”.

Trước diễn biến hiện tại, nhiều người cho rằng thị trường bây giờ tăng mới bất ngờ khi họ đã quá quen với những phiên giảm sâu. Tại chương trình “Bí mật đồng tiền”, BTV Ngọc Trinh đặt câu hỏi cho các khách mời: Ai sẽ là những nhà đầu tư cảm thấy đau đớn nhất ở thời điểm hiện tại, khi mà thị trường kể cả có tăng hay giảm thì họ vẫn là những kẻ phải âm thầm gặm nhấm nỗi đau?

Theo chia sẻ của ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng CTCP Chứng khoán SSI, ông cho rằng nỗi đau lớn nhất của các nhà đầu tư trên thị trường là khi nắm giữ một cổ phiếu có lãi, và sau đó chờ đợi để rồi cổ phiếu biến thành một khoản lỗ. “Đó luôn là nỗi đau lớn nhất của mọi nhà đầu tư trên thị trường”, ông Hưng nhấn mạnh.

 Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng CTCP Chứng khoán SSI. (Ảnh chụp màn hình).

Cùng quan điểm với chuyên gia, anh Lê Sỹ Tuấn, một nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường cũng cho biết anh cũng trải qua nỗi đau một cổ phiếu đang lãi rất nhiều, xong quay đầu giảm và lỗ. Đó là cảm giác đau khổ nhất, tức là bây giờ giảm tiếp cũng đau, mà nó tăng lên cũng đau.

Với câu hỏi ngược lại, những nhà đầu tư không đau trên thị trường này, thậm chí còn vui sướng, theo anh Tuấn là chính anh của 5 năm về trước.

“5 năm trước, tức là trong giai đoạn đầu tư tích lũy, mỗi tháng đi làm chúng ta chưa có nhiều tiền đầu tư. Ví dụ ban đầu chúng ra có khoảng 50 – 70 triệu đồng dùng để đầu tư, mỗi tháng đi làm dư ra khoảng 5 – 20 triệu dùng để tích sản cổ phiếu. Đó là những người đang vui mừng trong thời điểm hiện tại và họ sẽ thấy thị trường này không có vấn đề gì cả.

Họ thấy giá càng rẻ thì họ mua, tại vì họ chưa có nhiều tiền, mà nếu cổ phiếu tăng gấp đôi thì họ chưa lãi được bao nhiêu, nên họ tích lũy. Với những nhà đầu tư tích sản thì giai đoạn thị trường giảm họ sẽ không thấy đau mà thậm chí họ còn thấy vui.”

Còn theo BTV Hoàng Nam, trong rất nhiều thành phần đầu tư trong thị trường chứng khoán thì những người cầm tiền cũng có nỗi đau riêng, nỗi đau của họ không được làm gì cả, đôi khi việc được thực hiện giao dịch, được mua – bán cổ phiếu là một niềm vui. Còn thời điểm hiện tại, họ cũng phải đứng ngoài nhìn, vì rõ ràng nhiều người đang không nhìn thấy cơ hội.

 

Hay khi nhà đầu tư cầm tiền quá lâu thì có nhiều người sẽ rơi vào trạng thái bị bi quan quá, nghĩa là họ sẽ luôn muốn thị trường giảm sâu nữa để mua, nhưng đôi khi những người này lúc nào cũng trong trạng thái thường trực họ đã đi qua một cái đáy nào đấy rồi.  Tôi nghĩ là nói chung ai cũng sẽ có những nỗi đau riêng dù là cầm cổ phiếu hay cầm tiền”.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm