Doanh nghiệp

Việt Nam có thể ứng phó thuế 46% của Mỹ, chuyên gia quốc tế hướng dẫn ra sao?

Tóm tắt:
  • Việt Nam có lợi thế khi đàm phán thuế quan với Mỹ, nhưng cần tính toán hiệu quả và chi phí khi doanh nghiệp chuyển dịch.
  • Mức thuế 46% của Mỹ đối với Việt Nam được coi là tín hiệu chính trị hơn là chính sách kinh tế cụ thể.
  • Doanh nghiệp có thể không chuyển dịch ngay do chi phí di dời cao và xu hướng khó đoán của chính quyền Mỹ.
  • Việt Nam cần tích cực đàm phán về thuế quan và khai thác thị trường tiêu dùng phát triển nội địa.
  • Nền kinh tế Việt Nam có thể ứng phó với thách thức từ thuế quan Mỹ thông qua cách tiếp cận linh hoạt và đa dạng.
Việt Nam - Ảnh 1.

Các chuyên gia quốc tế nhận định Việt Nam có nhiều điều kiện để ứng phó với thuế quan của Mỹ - Ảnh: AFP

Sáng 3-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng Mỹ áp lên một loạt các quốc gia, trong đó có Việt Nam với 46%. Mức thuế này rơi vào khoảng khá cao, nhưng nhiều chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm và theo dõi sát thị trường Việt Nam nhận định Việt Nam có nhiều điều kiện để ứng phó với thuế quan của Mỹ.

Doanh nghiệp sẽ thích ứng

Theo đánh giá của ông Rich McClellan, chuyên gia tư vấn độc lập cho chiến lược đầu tư và kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam, các mức thuế đối ứng đề xuất này có vẻ là một tín hiệu chính trị hơn là một chính sách kinh tế được thiết kế đầy đủ.

Ông cho rằng các công ty sẽ không có một sự chuyển dịch lớn và ngay lập tức ra khỏi Việt Nam, khi họ còn “kiên nhẫn chiến lược” chờ xem diễn biến tình hình.

“Nhiều công ty sẽ tham gia trực tiếp hoặc thông qua các hiệp hội ngành để thúc đẩy miễn trừ, làm rõ hơn hoặc nhờ can thiệp ngoại giao. Chúng ta sẽ thấy hoạt động vận động hành lang, nhiều chuyến thăm của các phái đoàn và có thể có việc đàm phán lại các điều khoản cho một số lĩnh vực cụ thể”, ông McClellan bình luận.

Chia sẻ chung nhận định, tiến sĩ Jonathan R. Pincus, giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright - Trường đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng các công ty sẽ không ngay lập tức có một sự chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Việt Nam.

Theo tiến sĩ Pincus, việc di dời hay tái cấu trúc chuỗi cung ứng sẽ tốn rất nhiều phí tổn, và các chi phí này sẽ phải được cân đo đong đếm trước khi đưa ra quyết định.

Vị chuyên gia này nói thêm rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thường có xu hướng khó đoán, các doanh nghiệp cũng sẽ chờ cho đến khi có quyết định thuế quan cuối cùng.

Theo ông Pincus, hầu hết các loại hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ không được sản xuất tại Mỹ, vì vậy các ngành yêu cầu lao động sẽ không trở lại nước này.

“Câu hỏi đặt ra hiện nay là chi phí khác biệt cho xuất khẩu tại Việt Nam và các nước có mức lương nhân công thấp khác là gì, khi cả Bangladesh, Campuchia, Indonesia và Thái Lan đều bị đánh thuế cao. Đây mới chỉ là đòn mở màn, các doanh nghiệp sẽ không đưa ra phản ứng nhanh chóng trong tình hình còn tiến triển hiện nay”, ông Pincus chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Đàm phán và chuyển hướng thị trường

Ông Vlad Savin, đối tác tại Công ty Acclime Việt Nam, bình luận rằng Việt Nam đã có cơ sở hạ tầng sản xuất, có lực lượng lao động lành nghề, cùng với nhiều hiệp định thương mại (như CPTPP và RCEP). Các yếu tố này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các công ty ở lại.

Trong lúc đó, các nhà sản xuất trong nước có thể chuyển hướng sang thị trường thay thế để giảm lượng hàng tồn kho và duy trì mức sản xuất. Tham gia các hiệp định thương mại đã giúp Việt Nam có khả năng tiếp cận các thị trường như Nhật Bản, Canada, Úc và các nước ASEAN khác, nơi có mức thuế thấp hơn thuế quan của Mỹ hoặc không có thuế quan.

Ngoài ra, các công ty trong nước có thể đẩy nhanh nỗ lực khai thác thị trường tiêu dùng đang phát triển của Việt Nam, khi thu nhập của người dân tăng dẫn đến nhu cầu cho hàng hóa nội địa.

Bên cạnh việc chuyển hướng thị trường, các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc Việt Nam phải tích cực đàm phán với Mỹ về thuế quan.

Theo ông McClellan, đây không phải là thời điểm để Việt Nam có phản ứng thụ động, nhưng phải có động thái ngoại giao tích cực, thông điệp rõ ràng và cho thấy sự linh hoạt trong chính sách.

Chung quan điểm, ông Savin cho rằng Việt Nam có lợi thế trong đàm phán khi có tầm quan trọng chiến lược của mình với tư cách là đối tác của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng vẫn sẽ cần có một số nhượng bộ như tăng nhập khẩu từ Mỹ hoặc đề xuất các cơ hội đầu tư.

Việt Nam có thể ứng phó được

Theo quan sát của tiến sĩ Pincus, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế năng động và ngày càng đa dạng.

Để ứng phó với những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, Việt Nam sẽ cần một cách tiếp cận linh hoạt, đàm phán theo từng trường hợp nếu có thể và chuẩn bị các phương án thay thế.

"Thuế quan Mỹ là một thách thức cho Việt Nam, nhưng tôi tin đây cũng là thử thách mà nền kinh tế này có thể ứng phó được", ông Pincus cho hay.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (8/4), khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có sương mù nhẹ, trời có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác, ban ngày nhiều mây, ít mưa. Dự báo hình thái thời tiết này còn duy trì ở miền Bắc đến ngày 11/4.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Trở lại ngôi vị giàu nhất thế giới, Elon Musk nắm giữ khối tài sản kỷ lục

Sau hai năm xếp thứ hai, Elon Musk chính thức giành lại vị trí người giàu nhất hành tinh trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2025. Không chỉ sở hữu khối tài sản kỷ lục 342 tỷ USD, Musk còn vươn lên thành một nhân vật có tầm ảnh hưởng chính trị lớn tại Mỹ, trở thành cố vấn thân cận của Tổng thống Donald Trump

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

VRG ký kết hợp tác với Becamex và VSIP

Chiều ngày 3/4, tại trụ sở Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác ba bên giữa VRG và Tổng Công ty Đầu tư & Phát triển Công nghiệp (Becamex) cùng Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP), đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa ba đơn vị giai đoạn 2025 - 2030.

TPBVSK Codeage Liposomal NMN: Kết tinh của khoa học và công nghệ

Trong bối cảnh ngành chăm sóc sức khỏe đang phát triển mạnh mẽ, Nicotinamide Mononucleotide (NMN) đã trở thành một hợp chất được chú ý đặc biệt nhờ khả năng cải thiện sức khỏe tế bào và chống lão hóa. TPBVSK Codeage Liposomal NMN không chỉ là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thông thường mà còn là kết quả của sự kết hợp giữa khoa học tiên tiến và công nghệ hiện đại, mang đến giải pháp toàn diện cho người tiêu dùng.