Kỹ năng sống

Việt Nam có 3 loại củ phơi khô là "thuốc trường thọ" giúp dưỡng thận, mát gan, hạ đường huyết hiệu quả như "insulin tự nhiên"

1. Mạch môn

Mạch môn hay mạch đông là loại cây thân thảo, chiều cao từ khoảng 10-40cm, thường có màu xanh. Loài cây này mọc hoang và được trồng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc điều trị một số bệnh thông thường. Rễ củ của cây mạch môn có thân tròn, vỏ màu trắng vàng và dẹt hai đầu. Loại củ này được thu hái khi cây đã 2 - 3 tuổi vào tháng 6, sau đó được phơi khô trước khi sử dụng.

Theo tài liệu cổ, mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn, quy kinh tâm, phế và vị, được ứng dụng trong các bài thuốc truyền thống để giảm táo bón, làm giảm triệu chứng ho ra máu, giảm ho kéo dài hoặc có đờm. 

3 loại củ là


Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của trường Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải đã cho thấy mạch môn là một loại thảo dược giúp làm giảm đường huyết hiệu quả. Theo đó, loại củ này giúp bệnh nhân tiểu đường hồi phục chức năng tuyến tụy, làm giảm đề kháng insulin, từ đó giúp hạ đường huyết. Không những thế, loại thảo dược này còn giúp hỗ trợ làm giảm đáng kể triglyceride và cholesterol xấu, từ đó ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, mạch môn còn làm giảm tốc độ xơ hóa thận ở những người bị bệnh tiểu đường nên có khả năng ngăn ngừa các biến chứng của thận. Một nghiên cứu cho thấy Ophiopogonin D - thành phần có hoạt tính dược lý chính của mạch môn giúp cải thiện chức năng thận, bằng chứng là độ thanh thải albumin và creatinin huyết thanh tăng; giảm creatinin huyết thanh, nitơ urê máu, TGF-β1 và phì đại thận trên chuột mắc bệnh thận do tiểu đường.

Dù mạch môn là một vị thuốc tốt, được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhưng bạn vẫn nên lưu ý chỉ sử dụng loại thảo dược này khi đã có sự thăm khám và chỉ định từ người có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2. Hạ thủ ô

Hà thủ ô là một loại thảo dược quý, thường được dùng trong các bài thuốc dân gian hoặc Đông y để hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh tiểu đường. Theo đó, các hợp chất anthraglucozit trong loại thảo dược này có tác dụng giảm đường huyết bằng cách kích thích sản xuất insulin và cải thiện chức năng tế bào beta trong tụy.

Bên cạnh đó, tinh bột trong hà thủ ô có thể giúp kiểm soát đường huyết bằng cách giảm hấp thu glucose trong đường tiêu hóa. Các chất như canxi, kẽm, sắt và manga cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

3 loại củ là


Theo Đông y, hà thủ ô còn có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện. Trị can thận âm hư, huyết hư. Theo lý luận của y học cổ truyền, nếu thận tinh sung túc thì sự sinh trưởng phát dục của cơ thể được khôi phục và nâng cao nên rất thuận lợi cho việc sinh con.

Chưa hết, hà thủ ô có chứa stilbene nên còn có tác dụng tăng cường thải độc gan và bảo vệ gan. Loại củ này cũng chứa một số thành phần giúp tăng cường chức năng gan. Các anthraquinone và polysacarit có trong hà thủ ô giúp bảo vệ gan bằng cách giảm viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa chất béo và tăng tác dụng chống oxy hóa. Nhiều người vẫn sử dụng chế phẩm trà hà thủ ô giúp làm mát gan, thanh nhiệt và giải độc.

3. Hoài sơn

Củ mài hay Hoài sơn là loài thảo dược dây leo, thân nhẵn, hơi góc cạnh, màu hồng, thường mọc hoang ở rừng các tỉnh miền núi phía bắc nước ta. Phần được dùng làm thuốc là rễ củ, mặt ngoài có màu xám nâu, bên trong có bột màu trắng. Sau khi thu hoạch, loại củ này sẽ được rửa sạch, gọt vỏ sau đó phơi hoặc sấy khô để dùng làm thuốc trong Đông y.

3 loại củ là

Theo tài liệu cổ, hoài sơn có vị ngọt, tính bình có tác dụng tiện tỳ chỉ tà, bổ phế thận, sinh tân chỉ khát, bình nhuyễn, sáp tinh. Thường dùng để chữa tiêu khát (đái tháo đường) hư lao sinh ho, di tinh, đới hạ, tiểu tiện nhiều lần… Theo một nghiên cứu của Nhật Bản, loại thảo dược này được dùng để chữa bệnh đái tháo đường trên một bệnh nhân điều trị bằng insulin không khỏi.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại củ này giúp tăng sản sinh hormone GLP-1 để tuyến tụy sản xuất insulin, cải thiện và phục hồi chức năng tế bào beta tuyến tụy. Người bị tiểu đường ăn củ mài sẽ giảm thủy phân tinh bột sang đường, giảm thèm ăn tinh bột nên kiểm soát tốt đường huyết sau ăn để tránh tăng lượng đường trong máu đột ngột. Nhờ đó, nó còn giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Hoài sơn cũng được xem là thực phẩm và là vị thuốc có tác dụng cung cấp năng lượng cho thận và bổ trợ sức khỏe thận. Trong Đông y, loại dược liệu này có vị ngọt, tính bình vào các kinh tỳ, vị, phế, thận (tụy, dạ dày, phổi, thận). Có tác dụng ích thận khí, bổ dưỡng tỳ vị phế và thận, thanh nhiệt, được dùng để “dưỡng thận và điều trị các bệnh như thận dương kém, dương sự yếu, đi tiểu đục, tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng.

(Tổng hợp)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm