Kinh doanh

Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Thanh Hoa và Ngân hàng Phát triển Châu Á cùng nhau kêu gọi phương thực thực hành tốt cho Giải pháp dựa trên tự nhiên tại Châu Á

MONTREAL, 12/12/2022 /PRNewswire/ -- Hội nghị về biến đổi khí hậu COP27 của Liên Hợp Quốc tại Ai Cập đã kết thúc, chưa đầy ba tuần trước thềm khai mạc Hội nghị đa dạng sinh học lần thứ 15 của Liên Hợp Quốc (CBD COP15) tại Montreal. Các chương trình nghị sự của hiệp ước Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ngày càng cho thấy sự giao thoa. Điều này phản ánh mức độ hiểu biết ngày càng cao về mối liên hệ giữa hai vấn đề và đặt ra nhu cầu phải có các giải pháp tích hợp.

Tại CBD COP15, Viện Biến đổi Khí hậu và Phát triển Bền vững thuộc Đại học Thanh Hoa (ICCSD) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng tuyên bố kêu gọi thực hiện các phương thức thực hành tốt cho Giải pháp dựa trên tự nhiên khắp Châu Á.

The side event attracted leading experts from around the world.
The side event attracted leading experts from around the world.

Tiến sĩ WANG Binbin, người đứng đầu C+NbS của ICCSD kiêm Tổng thư ký điều hành của Liên minh toàn cầu các trường đại học về khí hậu (GAUC) cho biết: "Con đường dẫn đến mức trung hòa carbon chính là một cuộc cách mạng có hệ thống liên quan đến toàn thể xã hội, bởi vậy trung hòa carbon không chỉ dừng lại ở biến đổi khí hậu và Giải pháp dựa trên tự nhiên (NbS) cũng vượt xa khả năng hấp thụ carbon".

Được đưa ra định nghĩa tại Đại hội đồng về Môi trường của Liên hợp quốc vào tháng 3 vừa qua, NbS đề cập đến "Hành động bảo vệ, bảo tồn, khôi phục, sử dụng bền vững và quản lý hệ sinh thái tự nhiên hoặc bị biến đổi trên cạn, vùng nước ngọt, ven biển và biển, nhằm giải quyết những thách thức về xã hội, kinh tế và môi trường một cách hiệu quả và thích ứng, đồng thời mang lại phúc lợi cho nhân loại, các dịch vụ hệ sinh thái, khả năng phục hồi và lợi ích đa dạng sinh học".

Sự kiện bên lề với chủ đề "Con đường đổi mới hướng tới tương lai trung hòa carbon" do ICCSD và ADB đồng tổ chức nhằm khuyến khích nhiều hoạt động khám phá hơn nữa về tiềm năng tự nhiên, đặc biệt là sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên theo góc độ về biến đổi khí hậu.

Tiến sĩ WANG nhấn mạnh: "Là một chuyên gia về khí hậu, tôi hiểu rằng tất cả năng lượng tái tạo đều xuất phát từ tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, nếu chúng ta đồng ý rằng năng lượng tái tạo là giải pháp hướng tới tương lai đạt mức khí nhà kính cân bằng, thì đó phải là Giải pháp dựa trên tự nhiên. Chúng ta nên khuyến khích quan điểm hợp tác và tích hợp".

Kể từ năm 2019, ngay sau Hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu của Liên Hợp Quốc tại New York, nơi Trung Quốc và New Zealand được mời lãnh đạo liên minh NbS, ICCSD đã vận hành nền tảng C+NbS cùng với hơn 400 đối tác toàn cầu, đồng thời thực hiện nghiên cứu để tìm kiếm các phương thức thực hành toàn cầu để khai thác sức mạnh của tự nhiên giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu gồm 300 trường hợp toàn cầu, sau đó đưa ra tiêu chí đánh giá xem xét hướng dẫn của nền văn minh sinh thái, Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc, có tham chiếu đến Tiêu chuẩn Toàn cầu của IUCN.

Tiến sĩ WANG giới thiệu: "Chúng tôi đã thống nhất 6 chỉ số sàng lọc chính và 3 khía cạnh đánh giá chuyên sâu để chọn ra 28 trường hợp tốt từ cơ sở dữ liệu, để trở thành những trường hợp được khuyến nghị công bố trong giai đoạn đầu tiên của CBD COP15 tại Côn Minh. Sau đó, phạm vi nghiên cứu sẽ được thu hẹp ở cấp độ khu vực, để tìm ra các trường hợp thực tế tiên tiến và mẫu mực nhất đảm bảo mức độ chính xác hơn".

ICCSD tiếp tục hợp tác với ADB để thiết lập cơ sở dữ liệu NbS Châu Á nhằm phân tích chuyên sâu hơn về các hoạt động như vậy trên toàn khu vực. Tất cả các tổ chức có hoạt động liên quan tại Châu Á có thể gửi các trường hợp tới [email protected] trước ngày 31/03/2023. Theo dự kiến, báo cáo nghiên cứu sẽ được công bố tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu lần thứ 28 của Liên Hợp Quốc tại Dubai.

Sự kiện bên lề đánh dấu dấu mốc khởi đầu cho quan hệ đối tác chiến lược giữa ICCSD và ADB. Đại diện của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC), Diễn đàn Kinh tế Thế giới và ClientEarth, cùng với Đại sứ Thanh niên Toàn cầu của GAUC, trao đổi nghiên cứu và tiến bộ thực tế trong lĩnh vực này tại phiên họp toàn thể.

Ông LI Zheng, Chủ tịch ICCSD cho biết: "Chúng tôi tự tin khám phá các giải pháp sáng tạo hơn cho tương lai không phát thải carbon cùng với sự hỗ trợ và mạng lưới mạnh mẽ của ADB châu Á".

Ông ZHANG Qingfeng, Chủ tịch Ủy ban chuyên đề về môi trường của ADB cho biết: "Thiên nhiên luôn được coi là chìa khóa giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng cấp tính mà khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang phải đối mặt, cụ thể là biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và mất an ninh lương thực". Theo chia sẻ của ông ZHANG, ADB cũng đang hợp tác với Đại học Stanford để khai phá tiềm năng của tự nhiên.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm