Kỹ năng sống

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển

Trong hơn một thập kỷ, nhiếp ảnh gia Mandy Barker sống tại Anh đã chu du khắp thế giới, thu thập các mảnh vụn để ghép thành các bức tranh mô phỏng rác thải trên đại dương, mục đích là để nâng cao nhận thức về ô nhiễm biển của chúng ta. Dưới đây là các tác phẩm của cô.

Tổ chim

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 1.

Dây câu bị hỏng và mắc kẹt dưới đại dương đã tập hợp thành các khối tròn lớn, trông giống như tổ chim. Soup là tên mà các nhà khoa học đặt cho các mảnh vụn nhựa lơ lửng trên biển. Trong loạt ảnh cùng tên của mình, Mandy Barker thu hồi các đồ vật bằng nhựa bị vứt bỏ trên khắp thế giới để tạo ra những hình ảnh tổng hợp sống động. Loạt ảnh hướng đến kích thích phản ứng cảm xúc của người xem bằng phơi bày những mâu thuẫn trần trụi giữa nhận thức xã hội và cảm quan nghệ thuật.

Nắp Smarties

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 2.

Nắp đậy từ các ống kẹo hiệu Smarties được thu hồi từ khắp bãi biển tại khắp Vương quốc Anh. Những hình ảnh cho thấy nhựa trôi nổi vô hình dưới nước trong nhiều thập kỷ mà không bị phân hủy.

Đốt cháy

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 3.

Bức hình này tập hợp các đồ nhựa đã bị đốt cháy một phần. Trong một số trường hợp, các đồ vật dạt vào bờ rồi mới bị đốt cháy, và trong một số trường hợp khác thì các đồ vật được đốt trên đất liền trước rồi mới bị quăng xuống biển.

Rùa

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 4.

Vào ngày 10/1/1992, 12 container trên chiếc thuyền từ Hồng Kông đến Washington đã bị rơi vỡ do một cơn bão lớn, làm tràn 28.000 đồ chơi cho trẻ em xuống biển Bắc Thái Bình Dương. Trong số đó có nhiều rùa nhựa, vịt nhựa, ếch và hải ly. Bức ảnh này tập hợp các đồ chơi con rùa.

Bị chối từ

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 5.

Các đồ vật bằng nhựa, chẳng hạn như ống kem đánh răng, đã bị thay đổi kết cấu do động vật nhai hoặc cố gắng nuốt. Tất cả những vật này đã được tìm thấy dọc theo bờ biển của một hòn đảo Hy Lạp ở biển Aegean. Một số đồ vật có vết cắn của con dê.

Tôi… Đang Đi Đâu?

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 6.

Bóng bay nhựa được thu hồi và gom nhặt từ các đại dương trên khắp thế giới, với các nhãn hiệu phổ biến tại Anh như Silver Wedding, Now I am Three, Thomas the Tank Engine, It's A Girl, Happy Birthday và Happy Retirement. Hơn 90% bóng bay khi bay đến độ cao 5 dặm (khoảng 8km) đều sẽ vỡ thành những mảnh nhỏ. Những mảnh vụn nhỏ sẽ trôi xuống biển.

Hơn 500

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 7.

Hơn 500 mảnh vụn nhựa được tìm thấy trong xác của một con hải âu con ở dòng hải lưu phía Bắc Thái Bình Dương. Không giống như các hình ảnh khác trong series, các mảnh vụn được sắp xếp gọn gàng để gợi sự liên tưởng đến cách các chất thải nhựa tích tụ trong cơ thể con vật đáng thương.

Vùng nước nông

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 8.

Một lưới kéo ở phía bắc Thái Bình Dương đã "bắt" được hàng trăm mảnh vụn nhựa, trong đó có nhiều khẩu súng đồ chơi trẻ em.

Trận sóng thần ở Nhật vào năm 2011 đã cuốn theo rất nhiều đồ đạc ở đất liền, và đây là các vết tích còn lại (khá nguyên vẹn) sau 11 năm trời. Các vật thể thực tế không nhiều đến vậy, chúng được photoshop lên nhiều lần để minh họa cho đời sống các sinh vật bị ảnh hưởng bởi nhựa cũng như lượng nhựa tràn vào Thái Bình Dương do thảm họa.

Đá phạt penalty

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 9.

769 quả bóng nhựa được thu thập từ 41 quốc gia và hòn đảo trên thế giới, từ 144 bãi biển khác nhau trong bốn tháng. Hình ảnh được lấy cảm hứng từ World Cup 2014. Ý nghĩa của bức hình là phơi bày hậu quả nếu con người vẫn tiếp tục làm ô nhiễm đại dương.

Soup 1826

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 10.

Số lượng rác thải đồ chơi siêu anh hùng và người máy biến hình cho thấy đồ chơi đang không được xử lý đúng cách. Vật phẩm thu thập từ 30 bãi biển khác nhau ở Hồng Kông (Trung Quốc) kể từ năm 2012, phần nào phản ánh truyền thống và văn hóa của người dân nơi đây.

Phân tách

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 11.

Ngày 23/7/2012, cơn bão Vicente đã làm đổ container chở hàng đã đổ 150 tấn hạt nhựa (nurdle) xuống biển. Hạt nhựa này là loại nguyên liệu thô trong ngành công nghiệp nhựa, dùng để nung chảy và tạo thành vật dụng ta dùng hằng ngày (cần dùng 600 hạt nurdle để tạo thành một chai nhựa). Chúng được thiết kế nhỏ gọn để dễ vận chuyển, nhưng chính vì vậy mà cũng khó chứa và dễ bị rớt ra trong quá trình vận chuyển.

Bánh Zongzi

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 12.

Người bán hàng thường bọc loại bánh Zongzi (bánh truyền thống Hồng Kông) trong các bao nhựa. Theo truyền thống, bánh thường được bọc bằng lá tre, sau đó được ném xuống nước (phong tục trong lễ hội Thuyền rồng ở Hồng Kông).

Vườn sen

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 13.

Bộ sưu tập gồm các loài hoa làm từ nhựa nhân tạo bị vứt đi, bao gồm hoa sen, hoa hồng, dương xỉ, lá thường xuân. Đây là những thứ chưa bao giờ thuộc về tự nhiên nhưng cuối cùng lại được trả về tự nhiên.

Mỗi bông tuyết đều khác nhau

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 14.

Các rác thải nhựa màu trắng bao gồm nhựa dùng một lần, nhựa công nghiệp và cả nhựa nguy hiểm. Trong tự nhiên, không có hai bông tuyết nào là hoàn toàn giống nhau, và tập hợp những mảnh rác nhựa trắng này như một bức tranh ẩn dụ cho các bông tuyết. Chỉ khác là các bông tuyết này không tan được.

Rác thải ở đại dương: Khi nhựa xâm chiếm toàn bộ đời sống của hệ sinh thái biển - Ảnh 15.

Nhiếp ảnh gia Mandy Barker

Hình ảnh nghệ sĩ nhiếp ảnh Mandy Barker thu hồi nhựa ở bờ biển phía tây Scotland. Làm việc với các nhà khoa học, Barker hy vọng các tác phẩm sẽ giúp nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhựa trong các đại dương trên thế giới.

Nguồn: The Guardian

Cùng chuyên mục

Đọc thêm