Kỹ năng sống

Về quê ăn Tết, giao tiếp với người thân cẩn trọng 4 điều: Đừng "đào" lại chuyện cũ, lễ nghĩa không tính thiệt hơn, điều cuối cùng nhất định phải học để tốt cho bản thân

Lễ nghĩa không tính thiệt hơn, đừng đặt nặng vấn đề quà cáp

Tết đến, người Việt thường có thói quen sẽ mua quà như bánh kẹo, rượu, mứt,...để biếu bố mẹ, họ hàng trong gia đình sau một năm đi làm ăn xa nhà. Hay khi chúng ta được người thân tặng quà thì nhất định phải đáp lễ, nếu không sẽ bị coi là thiếu hiểu biết.

Chúng ta có thể bắt gặp những câu chuyện phát sinh từ quà mừng cưới, chẳng hạn như: "Đám cưới họ, mình mừng 500 nghìn mà phong bao lì xì họ đi trả lại cho mình chỉ có 300 nghìn". Vậy là một số người thân không còn muốn thân nhau nữa. Không thể phủ nhận, đôi khi chỉ vì vài trăm nghìn, tình cảm giữa người với người đã bị chia rẽ.

Ở trường hợp khác, do trải qua hai năm dịch Covid-19 kéo dài khiến kinh tế đi xuống, lạm phát tăng cao nên bạn phải đau đầu suy nghĩ "kiếm tiền như thế nào để cho đủ tiền mua quà".

Tuy nhiên, lễ vật quan trọng vẫn là xuất phát từ tấm lòng, không nên coi trọng hình thức mà quên đi hoàn cảnh sống, mức thu nhập của mỗi người.

Với những người ở độ tuổi 70 hoặc 80, chúng ta xác định rõ khi họ nhận quà, chúng ta không thể nhận lại từ họ. Tặng quà người lớn tuổi là sự báo đáp vô điều kiện.

Về quê ăn Tết, giao tiếp với người thân cẩn trọng 4 điều: Đừng đào lại chuyện cũ, lễ nghĩa không tính thiệt hơn, điều cuối cùng nhất định phải học để tốt cho bản thân - Ảnh 1.

Lễ nghĩa là điều không thể bỏ qua nhưng đừng để vấn đề quà cáp trở thành gánh nặng - Ảnh minh họa

Đối với những đứa trẻ 5 - 6 tuổi, chúng ta mua cho chúng đồ chơi, cặp sách, quần áo, đây là việc chúng ta muốn làm hay chúng ta làm với mong đợi đứa trẻ sẽ đáp lại lễ khi chúng lớn lên?

Do đó, hãy tặng quà tùy theo tình hình tài chính của bản thân, không cần đặt nặng suy nghĩ nên tặng món gì, tâm lý nên thuận theo lẽ tự nhiên.

Nếu bị hỏi đến thu nhập, đừng nói con số cụ thể

Câu hỏi về thu nhập có vẻ đã quá quen thuộc khi Tết đến. Sau một năm làm việc vất vả, khi cô/dì/chú/bác đều có mặt đầy đủ thì việc họ nói về thu nhập của bạn và hỏi "tiền từ đâu ra" là điều khó tránh khỏi. Nếu bạn nghèo, mọi người sẽ coi thường bạn, nếu bạn có thu nhập cao và nhiều tiền tiết kiệm, sẽ có người ngay lập tức hỏi vay tiền.

Dù là những người thân nhưng cho nhau vay tiền, đều sẽ là mầm mống của sự phiền phức sau này. Thậm chí, nếu họ hàng quỵt nợ đến mức phải đâm đơn kiện thì từ người thân hóa thành kẻ thù của nhau.

Người thông minh sẽ không nói về thu nhập cũng không khoe khoang tiền tiết kiệm và các khoản bản thân đang phải vay mượn để trang trải. Làm giàu trong im lặng là sự lựa chọn tốt nhất. Khi ai đó hỏi về thu nhập, bạn có thể né bằng cách trả lời thật đơn giản mà không liên quan đến con số cụ thể như: "Cũng tạm ổn thôi ạ"; "Vừa dịch dã xong nên cũng chỉ đủ sống thôi ạ!"....

Về quê ăn Tết, giao tiếp với người thân cẩn trọng 4 điều: Đừng đào lại chuyện cũ, lễ nghĩa không tính thiệt hơn, điều cuối cùng nhất định phải học để tốt cho bản thân - Ảnh 2.

Nếu bị hỏi vô duyên, hãy im lặng hoặc đổi chủ đề - Ảnh minh họa

Im lặng đúng lúc hoặc đổi chủ đề khi bị "đào bới" chuyện cũ

Một số người thích kể đi kể lại về một chuyện diễn ra trong quá khứ, họ nghĩ rằng điều đó sẽ thu hút được sự chú ý của một người mà không biết cách giao tiếp này vô duyên nhường nào.

Hầu hết, mọi gia đình đều có chuyện không hay, nào là chuyện chồng hay rượu chè, chuyện mẹ chồng nàng dâu, chuyện con cái không nghe lời,… Nếu những chuyện như trên lộ ra ngoài thì bạn sẽ chẳng vui chút nào, nhất là dịp đầu năm mới.

Cũng có một số người thân không bao giờ muốn bạn sống sung túc, khi thấy cuộc sống của bạn khá lên thì lập tức đưa ra những lời nhận xét mỉa mai.

Khi bị đặt vào tình huống giao tiếp khó xử, hãy nở một nụ cười chân thành và lịch sự, nếu bạn không cảm thấy xấu hổ, người tò mò tọc mạch sẽ là người phải xấu hổ.

Hoặc đối với những người thân lật lại câu chuyện cũ với thái độ chỉ trích thực chất là "lấy câu chuyện làm quà", "vuốt ve, lấy lòng người nghe", "trách móc người khác, nâng cao giá trị bản thân"… Gặp trường hợp này, chúng ta nên chuyển chủ đề và hướng cuộc nói chuyện sang chiều hướng tích cực.

Về quê ăn Tết, giao tiếp với người thân cẩn trọng 4 điều: Đừng đào lại chuyện cũ, lễ nghĩa không tính thiệt hơn, điều cuối cùng nhất định phải học để tốt cho bản thân - Ảnh 3.

Hãy chọn lựa những người bạn, người thân tốt với ta thực sự - Ảnh minh họa

Học cách làm phép trừ

Khi lớn lên, chúng ta phải học cách làm phép trừ. Những người họ hàng không có thiện chí, lòng dạ đen tối, vay tiền không trả, hoặc có những hành động xấu gây tổn hại đến danh dự và kinh tế của gia đình thì tốt nhất nên cắt đứt sự giao lưu, ít nhất là giữ một khoảng cách nhất định.

Hãy nên nhớ, bạn không có trách nhiệm phải làm vừa lòng bất kỳ ai. Vậy nên, nếu họ không mang lại niềm vui vẻ và hạnh phúc cho bạn thì tại sao bạn phải cố giữ sự thân thiết giả tạo chỉ để làm hài lòng tất cả.

Sau những ngày lễ, những buổi liên hoan, ai nấy lại trở về với cuộc sống riêng của mình. Nếu muốn những buổi gặp mặt người thân trở nên ý nghĩa, chúng ta nên cẩn trọng trước những chủ đề có xu hướng tiêu cực.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm