Thời sự

Tỷ lệ du lịch đóng góp cho GDP của Việt Nam mới bằng 1/3 Thái Lan, Philippines hay Campuchia

Phát biểu tại Hội thảo “Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 19/10, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho hay Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Theo ông nguồn thu từ du lịch năm 2022 đạt 495.000 tỷ đồng, tương đương 5,2% GDP; riêng năm 2019, doanh thu từ du lịch đạt 755.000 tỷ đồng, tương đương 12,5% GDP. Du lịch và đi lại đóng góp 10,3% GDP toàn cầu năm 2019 trước đại dịch COVID-19, tại Việt Nam là khoảng 7% GDP.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu lưu trú ăn uống và dịch vụ lữ hành của Việt Nam đạt 526,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 7,24% GDP, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 16% và dịch vụ lữ hành tăng 47,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với các nước trong khu vực về mức độ đóng góp của du lịch, du lịch Việt Nam đóng góp thấp hơn rất nhiều. Năm 2019, du lịch Thái Lan đóng góp 20,3% GDP, Philippines đóng góp 22,5% GDP và Campuchia đóng góp 25,8% GDP.

"Mục tiêu đến năm 2030, du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15-17%, cao hơn gấp đôi hiện tại. Đây là một mục tiêu rất tham vọng", ông Lực đánh giá.

 

Theo ông mặc dù du lịch phát triển tương đối tốt trong 10 năm qua nhưng vẫn còn rất nhiều dư địa để nâng tầm du lịch. Để đạt được mục tiêu du lịch phát triển hàng đầu ASEAN thì hạ tầng cho du lịch cũng phải phát triển.

Về thực trạng hạ tầng du lịch của Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực đánh giá Việt Nam đang ở mức trung bình so với các nước được khảo sát về hạ tầng lưu trú bao gồm cả nhà hàng, khách sạn, resort, an toàn an ninh kinh tế.

"Chúng ta đặt mục tiêu vào nhóm 30 quốc gia du lịch hàng đầu thế giới thì phải nâng tầm về hạ tầng du lịch. Hiện nay, khách rất quan tâm đến ăn ở, đi lại du lịch như thế nào nhất là sau dịch bệnh COVID-19”, chuyên gia nói.

Thực tế, quy mô cơ sở lưu trú của Việt Nam tăng còn chậm. Cuối năm 2022, tổng số cơ sở lưu trú du lịch là 35.000 cơ sở, tăng 16,7% so với năm 2019. Quy mô số phòng năm 2022 đạt 700.000 buồng, tăng 7,7% so với cuối năm 2019.

Các cơ sở lưu trú chủ yếu là xếp hạng ba sao hoặc không xếp hạng. Tính đến cuối năm 2022, có tới 82,7% các cơ sở lưu trú là hạng ba  sao hoặc không xếp hạng (không đủ tiêu chuẩn xếp hạng). Các cơ sở xếp hạng cao cấp chỉ chiếm tỷ trọng thấp, xếp hạng 5 sao chiếm 10,7%, hạng 4 sao chiếm 6,6% …

Chính sách phát triển và hạ tầng du lịch Việt Nam được đánh giá còn thua kém các nước trong khu vực, xếp hạng chỉ số chính sách và mức độ sẵn sàng phát triển du lịch của Việt Nam năm 2021 đứng thứ 55/117 quốc gia, thấp hơn Indonesia (thứ 52); Malaysia (thứ 38); Thái Lan (thứ 28) và Singapore (thứ 6).

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia. (Ảnh: Hạ An).

Để phát triển hạ tầng, chuyên gia kiến nghị nên xem xét bổ sung cơ chế giao đất, cho thuê đất thông qua thu hồi đất cho các dự án phát triển du lịch, vui chơi, giải trí (có điều kiện). Xem xét bổ sung cơ chế cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thương mại và dịch vụ để phát triển du lịch tại Điều 121 của Dự thảo.

Đồng thời, tăng cường chế tài đối với các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật về quy hoạch, về đầu tư phát triển du lịch, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí và tranh chấp đất đai. Rà soát các luật liên quan (luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản, luật thế chấp tín dụng sửa đổi…) đảm bảo nhất quan điểm này”.

Nguyên nhân là do tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay quy định 30 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, nhưng chưa có các dự án phát triển du lịch, vui chơi, giải trí.

Bên cạnh đó, các quy định về cấp và chuyển nhượng quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất thương mại, dịch vụ du lịch như condotel, shophouse…. còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Dự thảo Luật đất đai sửa đổi cũng chưa quy định chi tiết việc cấp giấy chứng nhận đối với đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất du lịch và các loại hình bất động sản du lịch hình thành trên đất du lịch.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Diễn đàn năm nay với chủ đề Theo Dấu Dòng Tiền quy tụ hơn 350 khách tham dự bao gồm giới chuyên gia cao cấp, CIO, CEO, CFO đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, công ty công nghệ cung cấp dữ liệu, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán, đơn vị tư vấn kiểm toán và những nhà đầu tư cá nhân quan tâm đến thị trường chứng khoán, bất động sản Việt Nam.

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam (Vietnam Investment Forum) là sự kiện thường niên do VietnamBiz phối hợp cùng CLB Giám đốc tài chính (CFO Vietnam) và các đối tác tổ chức.

Diễn đàn hứa hẹn sẽ thiết lập không gian để các thành viên trên thị trường có cơ hội kết nối, chia sẻ về các xu hướng mới, các cơ hội đầu tư, những thông tin, góc nhìn có giá trị cao, mở ra nhiều ý tưởng phù hợp cho giai đoạn mới.

Thông tin chi tiết về Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 tại đây .

Cùng chuyên mục

Đọc thêm