Kinh doanh

Từng hứa hẹn trở thành "cứu tinh" khí đốt cho châu Âu, quốc gia này bất ngờ rơi vào khủng hoảng: Thường xuyên bị mất điện, cần 60 chuyến hàng để đáp ứng nhu cầu

Theo Reuters, Ai Cập đang đàm phán với các công ty năng lượng và công ty thương mại để mua 40-60 lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt năng lượng ngày càng trầm trọng tại quốc gia này.

Các chuyên gia ước tính đất nước này phải chi tới 3 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại để bảo đảm nguồn cung LNG, gây sức ép lên ngân khố Chính phủ. Việc duy trì nguồn điện trong bối cảnh sản lượng khí đốt giảm và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang gây áp lực lên các nhà lãnh đạo tại quốc gia châu Phi.

"Chính phủ hiện đang đàm phán để nhập khẩu ít nhất 40 chuyến hàng LNG và khoảng 1 triệu tấn dầu nhiên liệu", một nguồn tin trong ngành chia sẻ.

Nguồn tin cho biết thêm: "Khí đốt là trọng tâm chính vì có nhiều lựa chọn thanh toán linh hoạt hơn so với dầu nhiên liệu, mặc dù dầu nhiên liệu vẫn được cân nhắc nếu giá LNG không thuận lợi".

Trong hai năm qua, Ai Cập đã phải chịu đựng tình trạng mất điện luân phiên do nguồn cung khí đốt tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu. Sản lượng khí đốt của riêng Ai Cập vào tháng 2 đã đạt mức thấp nhất trong 9 năm. Quốc gia Ả Rập đông dân nhất thế giới trở lại thành nhập khẩu ròng khí đốt vào năm ngoái khi phải mua hàng chục lô hàng và từ bỏ kế hoạch trở thành nhà cung cấp cho châu Âu khi sản lượng giảm mạnh.

Trước đó Ai Cập trở thành một trong những vị cứu tinh cho châu Âu sau khi Nga hạn chế lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống. Theo Bộ Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản Ai Cập, nước này xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng vào năm 2022, trị giá khoảng 8,4 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ của Ai Cập đã làm chậm quá trình thanh toán cho các công ty dầu mỏ quốc tế, hạn chế hoạt động thăm dò và làm chậm sản lượng dầu khí.

Một nguồn tin khác cho rằng quốc gia này có thể cần tới 60 chuyến hàng LNG để đáp ứng nhu cầu năm 2025 và về lâu dài, con số này có thể tăng lên tới 150 chuyến. Hiện Ai Cập đang đàm phán với Qatar, Algeria, Saudi Aramco và các công ty thương mại toàn cầu lớn.

Theo dữ liệu từ S&P Global Commodity Insights, Ai Cập đã mua 1,84 triệu tấn LNG trong năm nay. Con số này hiện tương đương gần 75% tổng lượng mua trong năm 2024.

Dữ liệu của JODI cho thấy Ai Cập phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt nhập khẩu từ Israel, chiếm 40-60% tổng nguồn cung nhập khẩu và khoảng 15-20% lượng tiêu thụ. Tuy nhiên hiện nay Israel muốn tăng giá khí đốt xuất khẩu thêm 25%.

Giá khí đốt của Israel được liên kết với giá dầu đã giảm, trong khi giá LNG được liên kết với các chuẩn mực khác như Japan Korea Marker (JKM) ở Châu Á, giá khí đốt tại trung tâm khí đốt TTF của Hà Lan ở Châu Âu hoặc Henry Hub ở Mỹ.


Các tin khác

Cái chết của vũ trụ được dự đoán sẽ đến sớm hơn nhiều

Một nghiên cứu mới cho thấy vũ trụ của chúng ta có thể đang chết nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ của các nhà khoa học, nhưng nó vẫn sẽ tồn tại trong một thời gian dài đáng kinh ngạc. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất một tuổi thọ lý thuyết tối đa được cập nhật cho vũ trụ dựa trên dự đoán nổi tiếng nhất của Stephen Hawking về hố đen rằng cuối cùng chúng sẽ bốc hơi.

Vietlott lại tìm ra vé số trúng độc đắc tiền tỷ

Vietlott vừa tìm thấy 1 vé số trúng độc đắc Jackpot 2 gần 3,7 tỷ đồng ở loại hình xổ số Power 6/55 vào tối nay. Hai kỳ quay liền trước của sản phẩm Power 6/55, Vietlott cũng liên tiếp tìm ra vé số trúng Jackpot tiền tỷ.

"Ông trùm" đứng sau Telegram giàu cỡ nào?

Pavel Durov - tỷ phú đứng sau ứng dụng nhắn tin Telegram - đã gây dựng khối tài sản khổng lồ nhờ sáng lập và phát triển một trong những nền tảng liên lạc phổ biến bậc nhất toàn cầu.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng chí Trần Đức Lương đã cống hiến trọn đời cho Tổ Quốc

Trong sổ tang viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Tổng Bí thư Tô Lâm viết: "Đồng chí Trần Đức Lương đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trên mọi cương vị công tác, đồng chí luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có phương pháp làm việc khoa học, tận tuỵ; có lối sống giản dị, khiêm tốn, gần gũi với đồng chí, anh em, với nhân dân… được đồng chí, anh em, bạn bè và nhân dân kính trọng".