Chứng khoán

Tuần 24 - 28/10: NĐT cá nhân mua ròng gần 3.440 tỷ đồng, tập trung gom EIB đối ứng với lực xả của khối ngoại

Sau khi bị bán tháo 3 ngày đầu tuần, VN-Index hồi phục mạnh mẽ vào giữa tuần và điều chỉnh nhẹ vào phiên cuối tuần, chỉ số đã có lúc trở lại gần với vùng 1.050 điểm. Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp, lực cầu xuất hiện mạnh mẽ vào những thời điểm thị trường về dưới vùng 1.000. 

Về diễn biến cụ thể, VN-Index tương đối đồng pha với chứng khoán thế giới khi ghi nhận một tuần hồi phục. Nhiều nhóm ngành ghi nhận sắc xanh trở lại sau một thời gian dài giảm điểm, đơn cử như nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán hay bất động sản,…

Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận của khối ngoại ở cổ phiếu EIB thì đến hết tuần giao dịch khối ngoại đã có bốn phiên bán ròng liên tiếp, trong đó tập trung bán HPG, STB và GEX. Kết tuần, VN-Index hồi phục nhẹ 7,54 điểm, tương đương mức tăng 0,74%, đóng cửa tại vùng 1.027,36 điểm.

Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 11.432 tỷ đồng, tăng 11,82% so với tuần trước đó, nhưng giảm 5,9% so với trung bình 5 tuần và 16,5% so với trung bình 20 tuần trước.

Trong tuần qua, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 3.436 tỷ đồng trên HOSE, trong đó chủ yếu mua ròng 3.631 tỷ đồng cổ phiếu EIB trong phiên thứ sáu.

Quan sát diễn biến trên thị trường, tính chung 5 ngày giao dịch, có gần 120 triệu cổ phiếu EIB được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương đương với giá trị hơn 5.160 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận chiếm tới hơn 107 triệu cổ phiếu, tập trung vào 2 ngày giao dịch cuối tuần.

Như vậy, tính từ đầu tháng 10 tới nay, có tới 378 triệu cổ phiếu EIB đã được giao dịch thỏa thuận, tương đương với giá trị là 14.910 tỷ đồng. Các giao dịch diễn ra trong bối cảnh nhóm Thành Công thoái vốn ra khỏi Eximbank và khối ngoại bán ròng mạnh.

Dòng tiền cá nhân tập trung ở các ngành vốn hóa lớn

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, NĐT cá nhân mua ròng 227 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu bất động sản nổi lên là nhóm được cá nhân trong nước mua ròng nhiều nhất tuần qua với giá trị gần 816 tỷ đồng. Theo quan sát, nhóm bất động sản nằm trong top 4 giảm mạnh nhất tuần, sau nhóm dầu khí, xây dựng và truyền thông.

Nối tiếp, cá nhân trong nước đổ 409 tỷ đồng gom cổ phiếu của các doanh nghiệp thép, 238 tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng và 224 tỷ đồng nhóm dịch vụ tài chính.

Theo thống kê của FiinTrade, nhóm chứng khoán có tuần giao dịch mạnh với tỷ trọng giá trị giao dịch tăng lên 12,72% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp, chỉ số giá ngành giảm 2,89%. Điều này cho thấy nhóm này bị bán mạnh trong tuần.

Tuy nhiên, điểm tích cực là cổ phiếu của các công ty chứng khoán đã hồi phục mạnh trong 2 phiên cuối tuần sau đợt bán tháo trước đó.

Dữ liệu của FiinTrade cho thấy chứng khoán vẫn là nhóm giảm mạnh nhất thị trường từ đầu năm với tỷ lệ 58,09%.

Chỉ số dòng tiền tích lũy của nhóm chứng khoán tăng nhẹ trong tuần từ vùng sát mức thấp nhất trong vòng một năm, chỉ số giá giảm. Điều này cho thấy có lực bán chủ động lớn trong tuần.

Hoạt động giải ngân theo là nhóm ô tô & phụ tùng, du lịch & giải trí với giá trị không đáng kể.

Ở phía đối diện, nhóm bị bán ròng mạnh nhất tiếp tục là thực phẩm & đồ uống với hơn 520 tỷ đồng, quy mô rút vốn giảm 17% so với tuần trước đó. Danh mục rút vốn trên trăm tỷ theo sau có những nhóm ngành như bán lẻ (296 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (191 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (111 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Khối ngoại tập trung xả VNM qua kênh khớp lệnh

 

 Cổ phiếu VNM dẫn đầu Top bán ròng của khối ngoại tuần qua. (Ảnh: Thu Thảo).

Dẫn đầu danh mục bán ròng là cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam với 425,1 tỷ đồng. Hoạt động chốt lời diễn ra trong bối cảnh VNM có nhịp tăng hơn 1% trong tuần. Trái ngược với các cá nhân, cổ phiếu của ông lớn ngành thực phẩm được NĐT nước ngoài đối ứng qua kênh khớp lệnh.

Kế đó, cá nhân trong nước cũng bán ròng loạt cổ phiếu bán lẻ như MSN (166,8 tỷ đồng), FRT (138,2 tỷ đồng), MWG (106,3 tỷ đồng). Ngoài ra, danh mục rút ròng còn có sự góp mặt của VCB (126 tỷ đồng), GMD (102,1 tỷ đồng), POW (68,4 tỷ đồng), ACB (58,2 tỷ đồng), NT2 (52,7 tỷ đồng) và GAS (51,9 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Ở chiều mua vào, giao dịch rót vốn ròng tập trung ở cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với giá trị lên đến 425,1 tỷ đồng. Xu hướng mua ròng ở cổ phiếu này xuất hiện trong bối cảnh giá cổ phiếu vẫn tiếp tục lình xình chưa rõ xu hướng Trái ngược với xu hướng mua ròng của các NĐT cá nhân, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 329 tỷ đồng.

Hoạt động giải ngân còn tập trung ở nhóm bất động sản, ngân hàng, chứng khoán với các đại diện như VHM (269,1 tỷ đồng), STB (200,8 tỷ đồng), VND (184,6 tỷ đồng), KBC (181,4 tỷ đồng), NVL (157,6 tỷ đồng), TCB (139,8 tỷ đồng), VIC (135,8 tỷ đồng), MBB (110,3 tỷ đồng), DIG (102,8 tỷ đồng).

Cùng chuyên mục

Đọc thêm