Kỹ năng sống

Từ hiện tượng thạc sĩ không biết nấu cơm, giặt quần áo, hiệu trưởng ĐH tiết lộ cách nuôi con độc hại khiến trẻ giỏi ở trường nhưng bị sa thải ngoài xã hội

Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình "hóa rồng, hóa phượng". Vì thế nhiều bậc phụ huynh không tiếc công sức đầu tư giáo dục cho con và khuyến khích trẻ chuyên tâm vào học hành. Thậm chí nhiều gia đình có suy nghĩ chỉ cần con học giỏi, ngoài ra không cần làm việc gì khác.

Chú trọng đến điểm số ở trên trường song những ông bố bà mẹ này không nghĩ đến câu chuyện của tương lai. Những đứa trẻ chỉ có thành tích học tập tốt nhưng lại không được rèn luyện các kỹ năng khác có thực sự thành công khi bước chân vào cuộc sống?

Thạc sĩ nhưng không biết giặt quần áo, nấu ăn

Câu chuyện thực tế của thạc sĩ Yunyun (32 tuổi, Trung Quốc) đến từ một trường đại học danh tiếng thường xuyên dành được học bổng vẫn bị sa thải chỉ sau 1 tháng là câu chuyện điển hình. Theo đó, ngay từ nhỏ cô luôn được xem là "con nhà người ta" khi có thành tích học tập đáng nể. Trong suốt quãng thời gian từ trung học đến bậc cao học, để con có thể chuyên tâm vào việc học, bố mẹ của Yunyun không cần cô phải làm bất kỳ một công việc nhà nào.

Những công việc chỉ tốn vài phút như quét nhà, dọn dẹp phòng chỉ tốn vài phút song bố mẹ của Yunyun đều không muốn cô phải làm. Họ mong khoảng thời đó cô nên dành học việc nghiên cứu kiến thức hay đọc sách.

Sau khi hoàn thành chương trình học thạc sĩ với số điểm xuất sắc, Yunyun đã nhận được lời mời làm việc tại một công ty của nước ngoài. Do công ty nằm ở ngoại thành, việc thuê nhà cũng không tiện, cô quyết định sống ngay trong ký túc xá của công ty.

Từ hiện tượng thạc sĩ không biết nấu cơm, giặt quần áo, hiệu trưởng ĐH tiết lộ cách nuôi con độc hại khiến trẻ giỏi ở trường nhưng bị sa thải ngoài xã hội - Ảnh 1.

Luôn làm tốt công việc được giao nhưng những người bạn cùng phòng khó chấp nhận cuộc sống của cô. Họ cho biết Yunyun không biết giặt quần áo nên thường chất thành đống và bốc mùi. Thậm chí cô cũng chẳng biết nấu ăn nên toàn phải ăn ngoài hàng.

Sau khi nhận được phản ánh, ban quản lý đã nói chuyện với cô và yêu cầu sớm khắc phục. Trước yêu cầu của công ty, Yunyun đề xuất xin một phòng riêng để đưa mẹ đến ở cùng nhằm hỗ trợ làm các công việc như giặt quần áo, nấu ăn hay dọn dẹp phòng.

Tuy nhiên, sau một tháng làm việc, Yunyun bị sa thải. Nguyên nhân được quản lý đưa ra là cô không thể tự chăm sóc bản thân nên gây rắc rối cho những người xung quanh. Mặc dù Yunyun nghiêm túc trong công việc nhưng cách xử lý tình huống của cô luôn cứng nhắc, không phù hợp với lộ trình phát triển đổi mới của công ty.

Chăm chăm cho con học nhưng không được rèn luyện kỹ năng khác có thật sự tốt?

Từ câu chuyện trên, cựu hiệu trưởng ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc, Chen Jining đã thẳng thắn khẳng định: Những người như cô thạc sĩ này có thể đạt được thành tích học tập tốt khi còn đi học nhưng khi lớn lên sẽ khó có được tương lai tốt đẹp.

Ông cho rằng, bạn có thể bắt gặp nhiều "sinh viên loại A" trong trường học nhưng thực thực tế xã hội lại cần những "sinh viên loại X".

Ở đây sinh viên loại A được hiểu là những người luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng học tập. Đây chắc chắn là điều mà nhiều bậc cha mẹ thích. Tuy nhiên một số em trong này lại không có kỹ năng sống, thiếu tính sáng tạo. "Chúng có thể làm tốt công việc đúng với chuyên ngành đã học nhưng rất khó để có được đột phá", vị hiệu trưởng chia sẻ.

Trong khi đó những sinh viên X được hiểu là những em có thành tích học tập chỉ ở mức khá. Song họ lại được trang bị đầy đủ kỹ năng sống, cộng thêm khả năng sáng tạo nên luôn sẵn sàng thử những cái mới. Đây chính là những người được xã hội tìm kiếm và dễ dàng tạo ra sự khác biệt trong tương lai.

Ông Chen Jining khuyên rằng nếu muốn trẻ thực sự có triển vọng trong tương lai các bậc phụ huynh đừng chỉ tập trung vào việc nâng cao điểm số cho con. "Những học sinh chỉ có thể đạt điểm 10 môn toán nhưng lại thiếu đi kỹ năng sống thì sớm bị xã hội đào thải", ông nói.

Vị hiệu trưởng này cũng đưa ra 2 kỹ năng sống mà bố mẹ cần phát triển cho con nhằm giúp ích cho cuộc sống trong tương lai.

1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Từ hiện tượng thạc sĩ không biết nấu cơm, giặt quần áo, hiệu trưởng ĐH tiết lộ cách nuôi con độc hại khiến trẻ giỏi ở trường nhưng bị sa thải ngoài xã hội - Ảnh 2.

Nhiều cha mẹ luôn đưa ra lý do "chúng còn nhỏ" nên sẵn sàng làm mọi việc hộ con. Câu hỏi được đặt ra là vậy khi nào con bạn mới thực sự lớn?

Thực tế, việc cha mẹ dạy con cách tự chăm sóc bản thân không liên quan gì đến gì đến độ tuổi của chúng. Bởi khả năng tự chăm sóc bản thân của mỗi người không phát triển đột ngột mà đó là sự tích luỹ. Sau khi trẻ có thể cầm thìa để ăn cơm và tự mặc được quần áo... cha mẹ nên giao quyền chủ động cho con trong những việc như vậy. Khi trẻ lớn thêm một chút, cha mẹ có thể hướng dẫn con làm những việc nhà đơn giản như quét nhà, thu dọn đồ đạc...

Việc rèn luyện cho trẻ khả năng tự chăm sóc bản thân không chỉ giúp chúng có thể tự lập và làm các công việc phục vụ cuộc sống của chính mình. Việc rèn luyện thói quen này còn giúp trẻ hiểu được sự chăm sóc và yêu thương của bố mẹ dành cho mình, từ đó có những suy nghĩ trưởng thành và chín chắn hơn.

2. Kỹ năng giao tiếp

Từ hiện tượng thạc sĩ không biết nấu cơm, giặt quần áo, hiệu trưởng ĐH tiết lộ cách nuôi con độc hại khiến trẻ giỏi ở trường nhưng bị sa thải ngoài xã hội - Ảnh 3.

Ở đây, các bậc phụ huynh cần hiểu rèn luyện khả năng giao tiếp cho trẻ không phải biến con mình thành những người có tài hùng biện. Nếu có thể làm điều này là tín hiệu mừng. Song ở đây điều cốt lõi là bố mẹ cần giúp con có thể diễn đạt chính xác thông tin mình muốn mọi người biết.

Mỗi trẻ sẽ có tính cách riêng, có em hướng ngoại, có em hướng nội, đôi khi là chậm phát triển. Song bất kể với tính cách như thế nào, chúng đều buộc phải giao tiếp với mọi người. Cách thức giao tiếp có thể khác nhau song điều quan trọng là người đối diện phải hiểu được con của bạn đang nói gì.

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cũng cần chú trọng trong việc rèn luyện cho trẻ từ nào nên nói và từ cấm kỵ. Thực tế giao tiếp là một nghệ thuật. Những người hiểu được nghệ thuật này sẽ có suy nghĩ tích cực và năng kỹ năng xã hội cũng tốt hơn.

Theo 163


Cùng chuyên mục

Đọc thêm