Kinh doanh

Trừng phạt bủa vây ngành thép của Nga - một quốc gia mừng thầm vì trúng lớn: "Cứu tinh đây rồi"

Lệnh trừng phạt bủa vây ngành thép của Nga - một quốc gia mừng thầm vì trúng lớn: 'Cứu tinh đây rồi' - Ảnh 1.

Khi xung đột địa chính trị xảy ra, thị trường bất ổn, nhu cầu thép giảm ở một số khu vực trên toàn cầu, thuế quan bảo hộ đối với các quốc gia xuất khẩu tăng - tất cả kết hợp lại buộc một số quốc gia sản xuất thép, bao gồm Trung Quốc, phải đánh giá lại chuỗi cung ứng của mình.

Đối với mặt với nhu cầu thép trong nước yếu do tăng trưởng kinh tế chậm lại, ngành thép Trung Quốc đã phải điều chỉnh lộ trình xuất khẩu.

Ví dụ, xuất khẩu thép sang Nga đã tăng giá trị khoảng 16% trong 5 tháng đầu năm 2025. Theo báo cáo này, danh mục xuất khẩu chủ yếu bao gồm các loại thép không gỉ và thép đặc biệt không được sản xuất ở Nga. Tuy nhiên, ở một số khu vực, thép xây dựng tiêu chuẩn nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bắt đầu thâm nhập thị trường này.

Nga giảm sản lượng thép

Các báo cáo trên phương tiện truyền thông cho thấy dường như Nga đang giảm sản lượng thép do các lệnh trừng phạt áp dụng sau khi quốc gia này xảy ra xung đột với Ukraine. Theo báo cáo của World Steel, sản lượng thép của Nga đã giảm 7%, chỉ còn hơn 70 triệu tấn vào năm 2024. Trên toàn ngành, các công ty thép đã cắt giảm sản lượng 9-14%.

Khi các lệnh trừng phạt được áp dụng (từ năm 2022), Nga đã chuyển hướng nguồn cung sang Trung Đông và Bắc Phi (MENA), Trung Quốc, thậm chí cả Ấn Độ để cố gắng khắc phục tình trạng mất thị trường EU và Mỹ. Tuy nhiên, trong nhưng năm tiếp theo, thị trường Trung Quốc bắt đầu suy yếu. Đến năm 2024, lượng thép xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm gần một nửa.

Các nhà máy của Nga cũng bắt đầu phải cạnh tranh với thép giá rẻ mà Trung Quốc xuất khẩu sang Nga để giải quyết các vấn đề của chính mình. Giờ đây, các nỗ lực xuất khẩu thép của Nga sang khu vực các nước MENA cũng bắt đầu gặp vấn đề.

Cuộc chơi của Trung Quốc

Lệnh trừng phạt bủa vây ngành thép của Nga - một quốc gia mừng thầm vì trúng lớn: 'Cứu tinh đây rồi' - Ảnh 2.

Xét theo góc độ nào đó, Trung Quốc và Nga đang phải tranh giành thị phần trong ngành thép toàn cầu. Tuy nhiên, Điện Kremlin đang ở vị thế bất lợi vì lệnh trừng phạt. Trong khi đó, Trung Quốc được hưởng lợi khi là quốc gia sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới.

Hiện Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới khi người mua trong nước và các đối tác xuất khẩu cũ không còn mua thép với tốc độ như vài năm trước. Gần đây, Bắc Kinh chuyển hướng sang các thị trường châu Á và Đông Nam Á cho đến khi một số thị trường đó "trả đũa" bằng thuế quan.

Mặc dù vậy, chiến lược này cũng giúp Trung Quốc duy trì các số liệu thống kê về thép ở mức ổn. Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng tổng lượng tiêu thụ thép Trung Quốc, tính cả xuất khẩu, gần như chắc chắn sẽ giảm vào cuối năm 2025 hoặc đầu 2026.

Theo Reuters, xuất khẩu sản phẩm thép của Trung Quốc đã tăng 10% so với năm ngoái. Điều này giúp ngành thép đạt mức cao nhất trong 7 tháng là 10,58 triệu tấn. Một trong những lý do khiến kim ngạch xuất khẩu tăng là nỗi lo về việc tăng thuế.

Từ tháng 1 đến tháng 5/2025, kim ngạch xuất khẩu thép của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục là 48 triệu tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Nga là một trong số ít điểm đến mà Trung Quốc đang đẩy giá thép xuống thấp hơn với kỳ vọng mặt trận xuất khẩu sẽ cải thiện. Các yếu tố thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng là nhu cầu trong nước tại Trung Quốc yếu, Nga thiếu chuyên môn trong việc sản xuất các sản phẩm thép Trung Quốc và quan trọng nhất, thép Trung Quốc rẻ.

Hiện chưa rõ chiến lược xuất khẩu của Trung Quốc sẽ duy trì vị thế trong bao lâu. Một số quốc gia châu Á đã hoặc sẽ sớm áp thuế lên thép Trung Quốc. Những quốc gia khác, như Nhật Bản, cũng đang cân nhắc quyết định.

Cuối năm 2024, công ty thép hàng đầu Nhật Bản là Nippon Steel đã công khai yêu cầu chính phủ Nhật Bản áp dụng thuế bảo hộ đối với thép Trung Quốc.

Các tin khác

Biển Đông sắp đón áp thấp nhiệt đới

Chiều nay (3/7), một vùng áp thấp vừa hình thành ở khu vực phía đông bắc của đảo Luzon của Philippines, ngay sát Biển Đông. Dự báo trong đêm nay và ngày mai (4/7), vùng áp thấp này có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, hoạt động trên Biển Đông.

18 năm, 83 triệu lít nước mắm cốt từ Nhà máy Masan PQ

18 năm (2007-2025) là hành trình không ngừng đổi mới và phát triển của Công ty Cổ phần Masan PQ nhằm bảo tồn giá trị nước mắm và khẳng định vị thế của thương hiệu nước mắm Việt trên thị trường toàn cầu.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 3.7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm so với giá điều hành ngày 1.7.

EVNSPC đảm bảo dịch vụ điện khi chuyển giao, sáp nhập các công ty điện lực theo địa giới hành chính mới

Thực hiện chỉ đạo của EVN, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chủ động triển khai công tác sắp xếp, sáp nhập các Công ty Điện lực thành viên đồng bộ với việc sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và cam kết không gián đoạn công tác cung cấp điện, dịch vụ điện cho khách hàng trên địa bàn quản lý.

Cứu bệnh nhân nam bị đột quỵ tuổi 33

Anh H.T.T (33 tuổi, Long An) đang làm công việc thợ hồ như mọi khi, bỗng ngã quỵ, liệt nửa người bên trái trong sự bàng hoàng của những người làm việc cùng.

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh nguy hiểm ở tim, tỷ lệ tử vong lên đến 10%

Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó tim không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho các hoạt động của cơ thể. Dựa vào diễn biến của bệnh, suy tim được chia thành hai thể là suy tim cấp và suy tim mạn tính. Suy tim cấp là tình trạng nặng lên các dấu hiệu, triệu chứng suy tim, có thể đột ngột hoặc từ từ tăng dần khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu.

LDG giải trình việc cổ phiếu tăng nóng

Cổ phiếu LDG tăng mạnh sau khi doanh nghiệp tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên với loạt kế hoạch mới. Tuy nhiên, công ty khẳng định không có tác động nào ảnh hưởng đến biến động giá trên thị trường.