Doanh nghiệp

Sun Group đề xuất làm đường ven sông và metro dọc sông Sài Gòn

Trong văn bản gửi UBND TP.HCM, Tập đoàn Sun Group cho biết thời gian qua, doanh nghiệp đã phối hợp với các đơn vị tư vấn chuyên môn để tổ chức nghiên cứu thực địa, xây dựng các phương án sơ bộ cho một số dự án hạ tầng trọng điểm của thành phố.

Sun Group đề xuất làm đường ven sông và metro dọc sông Sài Gòn - Ảnh 1.

Tuyến đường ven sông Sài Gòn nằm trong danh sách các công trình giao thông thuộc Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

ẢNH: T.N

Đây là bước đi cụ thể thể hiện tinh thần đồng hành cùng chính quyền thành phố trong việc kiến tạo hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phục vụ phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Trong đó, Sun Group đề xuất TP.HCM xem xét, tạo điều kiện cho tập đoàn được nghiên cứu đầu tư các dự án hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trọng điểm theo phương thức đối tác công tư (PPP) - hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).

Cụ thể, Sun Group đề xuất xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn với quy mô từ 8 - 10 làn xe, chiều dài khoảng 40 km. Đồng thời, đầu tư tuyến metro hoặc tramway chạy dọc sông Sài Gòn qua địa bàn huyện Củ Chi (cũ). Trước đây, doanh nghiệp này cũng từng đề xuất đầu tư dự án đường ven sông Sài Gòn từ Củ Chi (cũ) đến Cần Giờ (cũ), dài hơn 78 km, quy mô lớn hơn phương án nghiên cứu hiện nay. 

Hai dự án này cũng được doanh nghiệp đề xuất triển khai theo hợp đồng BT với cơ chế đối ứng bằng quỹ đất và quyền đầu tư tại các khu đất ven sông Sài Gòn thuộc huyện Củ Chi (cũ) với diện tích nghiên cứu khoảng 4.100 ha. Bên cạnh đó, Sun Group bày tỏ mong muốn TP.HCM tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, đồng thời giới thiệu thêm các quỹ đất tiềm năng để tập đoàn có thể nghiên cứu, đánh giá và đề xuất phương án đầu tư phù hợp.

Ngoài ra, Sun Group cũng đề xuất đầu tư hai dự án lớn khác là Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc (quy mô 187 ha) và Khu công viên lịch sử, văn hóa dân tộc (quy mô 395 ha) theo hình thức BT, với cơ chế đối ứng bằng quỹ đất và quyền đầu tư tại Khu đô thị Trường Thọ diện tích 147 ha.

Doanh nghiệp cam kết, nếu được lựa chọn là nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật, sẽ nỗ lực triển khai các dự án nhằm góp phần thay đổi diện mạo đô thị, nâng cao chất lượng sống cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM.

Hiện UBND TP.HCM đã gửi văn bản đề nghị Sở Tài chính xem xét các đề xuất trên của doanh nghiệp.

Các tin khác

Biển Đông sắp đón áp thấp nhiệt đới

Chiều nay (3/7), một vùng áp thấp vừa hình thành ở khu vực phía đông bắc của đảo Luzon của Philippines, ngay sát Biển Đông. Dự báo trong đêm nay và ngày mai (4/7), vùng áp thấp này có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, hoạt động trên Biển Đông.

18 năm, 83 triệu lít nước mắm cốt từ Nhà máy Masan PQ

18 năm (2007-2025) là hành trình không ngừng đổi mới và phát triển của Công ty Cổ phần Masan PQ nhằm bảo tồn giá trị nước mắm và khẳng định vị thế của thương hiệu nước mắm Việt trên thị trường toàn cầu.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 3.7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm so với giá điều hành ngày 1.7.

Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc

Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel khiến nguồn cung bị gián đoạn, chuỗi cung ứng rối loạn và giá dầu Brent biến động mạnh theo chu kỳ ngắn. Tại Việt Nam, các nhà máy lọc dầu, trong đó có Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vận hành, chịu sức ép kép từ thị trường nhập khẩu giá rẻ và sự bất ổn giá nhiên liệu.

Hòa Phát đưa vào khai thác tàu The Momentum 110.000 DWT

Hòa Phát vừa tiếp nhận tàu hàng rời The Momentum tải trọng 110.000 DWT. Đây là tàu biển lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát, phục vụ chiến lược mở rộng đội tàu vận tải biển và chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc sản xuất tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất.