Theo thống kê của Forbes, hiện tại Howard Schultz có tổng giá trị tài sản ròng lên đến 3,3 tỷ USD. Sau một quá trình nỗ lực làm việc chăm chỉ kết hợp với sự quyết tâm và tư duy độc lập, cùng với đạo đức nghề nghiệp của mình thì 3,3 tỷ USD là một kết quả xứng đáng cho Schultz.
Khởi đầu khiêm tốn
Howard Schultz sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Brooklyn, New York. Thậm chí gia đình ông còn nhận được trợ cấp của tiểu bang Canarsie. Đây là một tiểu bang nổi tiếng khó tính với những khoản trợ cấp cho người dân.
Cha của ông, Fred chưa tốt nghiệp trung học. Nhưng vì ba đứa con, ông phải làm rất nhiều công việc khác nhau từ tài xế xe tải, công nhân nhà máy đến tài xế taxi. Dù lăn lộn với nhiều công việc như vậy nhưng ông chưa bao giờ kiếm được hơn 20.000 USD một năm. Và hiển nhiên đối với gia đình ông, việc mua một căn nhà là điều không thể.
Schultz từng viết về cha của mình trong một cuốn sách của ông như thế này: "Cha là một người đàn ông trung thực, làm việc chăm chỉ, chơi bóng với con vào cuối tuần và đội bóng chày yêu thích của ông là Yankees".
Khi trả lời phỏng vấn của tờ 60 Minutes về cha của mình, ông nói rằng cha ông là một người cha tốt nhưng ông đã quá lạm dụng sức khỏe của mình. Điều này không tốt chút nào.
Schultz kể thêm: Năm 1961, trong khi làm việc cha của ông gặp tai nạn và bị vỡ mắt cá chân. Điều này đồng nghĩa với việc ông ấy không thể đi làm và cũng không có thu nhập. Lúc đó mẹ của Schultz đang mang thai 7 tháng. Gia đình ông đã rơi vào hoàn cảnh khốn đốn khi không có tiền. Thậm chí để đối phó với nhân viên thu tiền điện nước, cha mẹ của Schultz dặn những đứa con của mình phải giả vờ như không có người lớn ở nhà nếu các nhân viên đó gọi điện thoại đến.
"Lúc đó gia đình tôi không có thu nhập, không có bảo hiểm y tế, không có tiền bồi thường, và không có gì để mất"- Schultz.
Khi đó ông không nghĩ mình sẽ trở thành một doanh nhân như bây giờ. Và ông cũng không nghĩ rằng chính ông có thể tạo ra việc làm cho người khác. Nhưng ông nói: "Từ rất lâu rồi, trong thâm tâm tôi luôn có một ý niệm đó là nếu tôi ở một vị trí mà tôi có thể tạo ra sự khác biệt, tôi sẽ không bỏ lại bất kỳ ai ở phía sau."
Schultz đã nhận được học bổng toàn phần và thuận lợi tốt nghiệp Đại học Bắc Michigan. Ông trở thành người duy nhất trong gia đình tốt nghiệp đại học. Ông còn nói: " Đối với cha mẹ tôi, bằng tốt nghiệp chính là giải thưởng lớn nhất mà tôi đã đạt được."
Trước Starbucks, Schultz đã làm việc trong bộ phận bán hàng và tiếp thị tại Xerox trong ba năm. Sau đó ông trở thành phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Hammarplast U.S.A (một công ty sản xuất đồ gia dụng của Thụy Điển).
Đi lên từ cấp bậc thấp đến cao
Năm 1982, Schultz chuyển từ New York đến Seattle để gia nhập Starbucks với tư cách là CMO khi công ty mới chỉ có 4 cửa hàng.
Năm 1983, Schulz đã đến Ý du lịch. Và thứ ông thích nhất ở nơi này là các quán cà phê ở Milan. Đây là nơi mọi người gặp gỡ và tâm sự với nhau. Đây cũng là lý do cùng năm đó ông rời Starbucks và thành lập công ty riêng có tên là Il Giornale.
Năm 1987, với sự giúp đỡ của vài nhà đầu tư, Schultz trở lại Starbucks để mua lại các cửa hàng cà phê. Ông cũng đảm nhận vị trí giám đốc điều hành. Tại thời điểm đó, toàn bộ hệ thống của Starbucks chỉ có 17 cửa hàng.
Schultz đã giúp công ty phát triển vượt bậc nhưng ông vẫn không quên quyền lợi của nhân viên. Năm 1988, Schultz cam kết cung cấp bảo hiểm y tế cho những người lao động bán thời gian và toàn thời gian nếu họ có đủ các điều kiện cần thiết. Năm 1991, Starbucks bắt đầu phát hành cổ phiếu.
Tuy nhiên Schultz cũng phải trải qua nhiều khó khăn khi điều hành công ty. Vào năm 2015, Schultz đã lập một kế hoạch để các nhân viên pha chế viết "Race Together" trên các cốc cà phê của Starbucks. Tuy nhiên kế hoạch này khiến nội bộ công ty xảy ra mâu thuẫn. Vì thế Schultz đã hủy bỏ kế hoạch này sau vài ngày triển khai.
Vào tháng 4 năm 2015, có một sự kiện hy hữu đã khiến Starbucks bị chỉ trích rất nhiều. Tại một cửa hàng của Starbucks ở Philadelphia, người quản lý đã báo cảnh sát vì hai người đàn ông da đen trong lúc chờ đối tác đã sử dụng nhà vệ sinh mà chưa mua gì. Sau đó, Schultz đã tạm đóng cửa tất cả các cửa hàng ở Hoa Kỳ và ngay lập tức đào tạo lại các nhân viên về thành kiến chủng tộc. Khi nói về vấn đề này Schultz cho biết: "Đây là nghĩa vụ mà một công ty như Starbucks phải có trách nhiệm".
Vì thế không có gì ngạc nhiên khi Starbucks đã thành công như vậy. Ngày nay, hệ thống các cửa hàng của Starbucks đã có mặt ở hơn 77 quốc gia với hơn 350.000 nhân viên.
Nhà lãnh đạo khiêm tốn
Schultz rất khiêm tốn: "Starbucks đã kinh doanh hơn 45 năm nay. Bạn biết đấy, tôi không đặt mình ngang hàng với Tom Brady hay bất kỳ vận động viên xuất sắc nào khác. Với tôi, kinh doanh là một môn thể thao đồng đội. Điều này luôn đúng dù thế giới này có thay đổi đi chăng nữa. Và bạn thấy đấy Starbucks có một đội ngũ lãnh đạo rất tuyệt vời, chính vì thể số tiền mà tôi kiếm được còn nhiều hơn số tiền tôi đã bỏ ra".
Tuy nhiên, Schultz đóng một vai trò vô cùng quan trọng đằng sau thành công và trong quá trình Starbucks trở thành một thương hiệu toàn cầu.
Ông cũng đã nhận được rất nhiều giải thưởng lớn. Ngoài ra Schultz cũng là một tác giả có sách bán chạy nhất. Sau khi cuốn sách đầu tiên của mình được đón nhận nồng nhiệt, Schultz đã xuất bản thêm 3 cuốn sách nữa bao gồm: For Love of Country (2014); Onward (2011); From the Ground Up (2018).
Ông thừa nhận rằng cuộc hành trình của ông có một chút may mắn, nhưng quá trình đó cũng cần một sự quyết tâm mãnh liệt và sự bền bỉ không ngừng."Tôi nắm lấy cuộc sống của mình trong tay, học hỏi từ bất kỳ ai, nắm lấy mọi cơ hội và từng bước tạo nên thành công cho mình."- Howard Schultz.