Kỹ năng sống

Trẻ có 3 đặc điểm này, cha mẹ uốn nắn kẻo ảnh hưởng xấu đến tương lai

Từ những biểu hiện của trẻ khi còn nhỏ, chúng ta dễ dàng hình dung được sự phát triển của trẻ trong tương lai. Một số trẻ bề ngoài có vẻ thông minh nhưng thực chất không được nuôi dạy cẩn thận, trí tuệ cảm xúc rất thấp. Nếu chỉ dựa vào sự thông minh thì khó đứng vững được trong xã hội vào mai sau. Trẻ có 3 biểu hiện sau thường có tương lai gập ghềnh, gặp nhiều sóng gió. Con của bạn có những biểu hiện này không, nếu có hãy nhanh chóng giúp con sửa đổi!

1. Trẻ đưa ra quyết định nóng vội

Những đứa trẻ đưa ra quyết định nóng vội, chỉ suy nghĩ trong một vài phút ngắn ngủi có nguy cơ đối mặt với mắc sai lầm. Bản tính của trẻ là hiếu động, thích khám phá, tỏ ra thích thú khi đối mặt với những điều mới lạ. Vì vậy, trẻ dễ quyết định theo cảm xúc bộc phát, không suy tính nhiều. Nếu trẻ vẫn duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ khó thay đổi, trở thành một người suy nghĩ nóng vội, không tính toán cẩn thận, gây bất lợi trong công việc sau này.

Trẻ có 3 đặc điểm này, cha mẹ uốn nắn kẻo ảnh hưởng xấu đến tương lai - Ảnh 1.

Những đứa trẻ nóng vội có nguy cơ đưa ra quyết định sai trong những trường hợp khẩn. (Ảnh minh họa)

Vì thế, khi cha mẹ thấy con có tính cách nóng vội cần quan sát, hướng dẫn và đưa ra lời khuyên hữu ích cho trẻ. Hãy phân tích nhiều khía cạnh giúp trẻ hiểu rõ vấn đề. Sự tham gia, động viên của cha mẹ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ, giúp trẻ dần dần bỏ được tính nóng vội.

Sự kiên trì khuyên bảo của cha mẹ sẽ giúp con trở nên chu toàn hơn trong suy nghĩ và hành động. Từ đó giúp trẻ luôn đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp nhất trong mọi trường hợp. Nhờ vậy, trẻ có cơ hội thành công cao trong tương lai.

2. Những đứa trẻ thích bao biện

Nhiều đứa trẻ khi bị phê bình, góp ý về những lỗi sai thường tìm cớ trốn tránh trách nhiệm. Và trẻ sẽ tìm mọi lý do để bao biện cho bản thân, thậm chí là đổ lỗi cho người khác. Đây là một thói quen xấu, có nguy cơ ăn sâu vào tiềm thức nếu không sớm sửa đổi.

Ngụy biện cũng là một hành vi tự bảo vệ trong tiềm thức và diễn ra một cách thụ động của một số đứa trẻ. Sở dĩ trẻ thích ngụy biện là để che đậy lỗi lầm, tránh bị người lớn trách mắng. Thói quen bao biện bản thân vô tình biến trẻ trở thành người vô trách nhiệm trong tương lai, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ cần sớm hướng dẫn con sửa đổi.

Có nhiều cách dạy trẻ ngừng bào chữa và biết chịu trách nhiệm. Đầu tiên, khi thấy con có hành vi bao biện, cha mẹ nên bình tĩnh và nói rõ rằng: "Việc bào chữa cho hành vi của mình không có nghĩa là con không phải chịu trách nhiệm" . Sau đó, cha mẹ cần chỉ ra lý do và nhắc nhở con về trách nhiệm của bản thân.

Trẻ có 3 đặc điểm này, cha mẹ uốn nắn kẻo ảnh hưởng xấu đến tương lai - Ảnh 2.

Trẻ thích bào chữa cho sai lầm của mình là người thiếu trách nhiệm. (Ảnh minh họa)

Điều thứ hai, hãy dạy con kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi con cố gắng đổ lỗi cho người khác về những sai lầm, cha mẹ hãy chuyển sự tập trung trở lại vào những lựa chọn của trẻ. Sau đó, cha mẹ hãy cùng con thảo luận để đưa ra cách giải quyết vấn đề, cố gắng giảm thiệt hại tối đa.

Cuối cùng là hãy giúp con rút ra được bài học. Hãy nói cho con hiểu rằng, mắc sai lầm cũng là cơ hội để học hỏi. Khi trẻ coi sai lầm là cách giúp trẻ học hỏi, trẻ sẽ ít có khả năng che đậy lỗi của mình hoặc đổ trách nhiệm cho người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải học hỏi từ những sai lầm đó để bản thân không lặp lại lỗi sai.

3. Đứa trẻ kiêu ngạo

Những đứa trẻ có tính cách kiêu ngạo thường không thể nhẫn nhịn, khiêm tốn. Trẻ luôn coi mình là "cái rốn", bắt mọi người làm theo ý mình. Trẻ kiêu ngạo thường thích khoe khoang thành tích cá nhân, muốn che giấu nhược điểm, không dám đối mặt với khuyết điểm. Trẻ cũng thường rơi vào trạng thái tự tin thái quá, luôn cạnh tranh không lành mạnh với mọi người xung quanh, thiếu sự tôn trọng, không có tính đồng đội.

Trẻ có 3 đặc điểm này, cha mẹ uốn nắn kẻo ảnh hưởng xấu đến tương lai - Ảnh 3.

Kiêu ngạo là tính cách xấu khiến trẻ khó tìm được những người bạn tốt. (Ảnh minh họa)

Kiêu ngạo là tính cách xấu khiến trẻ khó tìm được những người bạn tốt. Nếu tính này còn duy trì trong thời gian dài sẽ khiến trẻ khó xây dựng được những mối quan hệ chân thành và có nguy cơ gặp bất lợi trong công việc. Trẻ còn có thể hình thành tâm lý coi thường người khác, bài xích mọi người, thiếu lễ độ, không tôn trọng mọi người.

Nếu thấy trẻ có tính kiêu ngạo, cha mẹ tuyệt đối không được xem thường. Hãy ngay lập tức đưa ra những phương pháp giúp trẻ thay đổi như: Không xem trẻ là nhất, sống chan hòa làm tấm gương sáng cho con, kể cho trẻ nghe những câu chuyện về đức tính khiêm tốn,…

Cùng chuyên mục

Đọc thêm