1. Bảo tàng Quốc gia Qatar
Được thiết kế bởi kiến trúc sư đoạt giải Pritzker - Jean Nouvel, Bảo tàng Quốc gia Qatar được mệnh danh là "bông hồng sa mạc" nhờ lấy cảm hứng từ các dạng tinh thể tự nhiên. Với thiết kế có các đĩa lồng vào nhau và trải rộng trên diện tích khổng lồ 11.571 km vuông. Thực chất, bảo tàng này còn được xây dựng xung quanh cung điện ban đầu của Sheikh Abdullah bin Jassim Al-Thani, cựu quốc vương của Qatar.
2. Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo
Trên một hòn đảo được xây dựng có mục đích tiếp giáp với lối đi dạo ven sông trung tâm của Doha, Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo được hình thành bởi kiến trúc sư đoạt giải Pritzker - IM Pei, người được biết đến nhiều nhất với việc thiết kế kim tự tháp bằng kính trứ danh ở tiền sảnh của bảo tàng Louvre tại Paris, Pháp.
Theo đó, tòa nhà được lấy cảm hứng từ Sabil, hay đài phun nước rửa tội trong Nhà thờ Hồi giáo Ahmad Ibn Tulun thế kỷ 9. Ngoài ra, c ác mô hình Hồi giáo truyền thống (mái vòm, mô hình hình học,...) cũng được kết hợp với kiến trúc hiện đại để tạo ra bảo tàng mang đậm tính đặc trưng này ở Qatar.
3. Thư viện Quốc gia Qatar
Được thiết kế bởi kiến trúc sư Rem Koolhaas, ngoại thất mang hình dáng tựa viên kim cương của Thư viện Quốc gia Qatar cho thấy một không gian ưu tiên ánh sáng và tầm nhìn. Với hơn một triệu cuốn sách, thư viện có hệ thống sắp xếp sách tự động để dễ dàng giúp người dùng tìm được đầu sách mong muốn. Đáng chú ý, thư viện di sản nằm dưới tầng hầm tại đây cũng lưu giữ các tài liệu quý hiếm có niên đại từ thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.
4. Khách sạn Bốn Mùa Doha
Nằm dọc theo bến du thuyền riêng của Four Seasons Hotel Doha là nhà hàng Nobu, chi nhánh lớn nhất của chuỗi nhà hàng sushi nổi tiếng sở hữu bởi đầu bếp giành giải Michelin, Nobuyuki Matsuhisa.
Theo đó, nhà hàng này có ba tầng hình bầu dục, được thiết kế bởi Tập đoàn Rockwell, phục vụ các món ăn Nhật Bản đương đại nổi tiếng và mang đến tầm nhìn rực rỡ ra đường chân trời của thủ đô Doha, Qatar.
5. Trung tâm Hội nghị Quốc gia Qatar (QNCC)
Trung tâm Hội nghị Quốc gia Qatar (QNCC) do kiến trúc sư Arata Isozaki thiết kế với hình dạng các cây sidra đan vào nhau để giữ cấu trúc bên ngoài. Với những cành tỏa bóng mát rộng, cây sidra theo truyền thống là biểu tượng của tri thức và có chức năng cung cấp một loạt các sự kiện và có khán phòng, phòng họp và không gian triển lãm.
6. Sidra Medicine
Được xây dựng chủ yếu bằng thép, thủy tinh và gạch men trắng, Sidra Medicine là một bệnh viện và trung tâm nghiên cứu y sinh. Được thiết kế bởi Cesar Pelli, người đứng sau các công trình như Trung tâm Tài chính Thế giới ở New York, Tháp đôi Petronas ở Malaysia,... bệnh viện có ba cánh buồm cao chót vót, gợi lên hình ảnh biển cả gắn liền với Qatar.
7. Khoa Nghiên cứu Hồi giáo Qatar (QFIS)
Đây là tác phẩm của người chiến thắng trong hạng mục Tôn giáo tại Liên hoan Kiến trúc Thế giới năm 2015 với Nhà thờ Hồi giáo nằm trên năm cột lớn, tượng trưng cho năm trụ cột của đạo Hồi.
Bên cạnh đó, QFIS còn được xây dựng dựa trên Kulliyya Hồi giáo hay "nơi tìm kiếm mọi kiến thức". Với việc xây dựng kiến trúc hình xoắn ốc và nhiều tuyến đường nối trường học với nhà thờ Hồi giáo có ý nghĩa ám chỉ rằng tất cả kiến thức đều bắt nguồn từ đức tin.
8. Sân vận động Al Janoub
Một trong tám địa điểm tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới - World Cup 2022 chính là sân vận động Al Janoub. Được thiết kế bởi Zaha Hadid, nhà thi đấu 40.000 chỗ ngồi này được lấy cảm hứng từ những chiếc thuyền buồm dhow đặc trưng nằm rải rác trên vùng biển của Qatar và những viên ngọc trai biểu trưng cho nền kinh tế nước này.
9. Sân vận động Al Thumama
Một địa điểm được xây dựng cho việc tổ chức World Cup 2022 là sân vận động Al Thumama được thiết kế bởi kiến trúc sư Ibrahim M. Jaidah, một kiến trúc sư nổi danh người Qatar. Được lấy cảm hứng từ gahfiya, một loại mũ dệt truyền thống được nam giới sử dụng ở nhiều quốc gia Ả Rập. Với 40.000 chỗ ngồi, sân vận động này sẽ tặng lại một nửa số ghế cho các quốc gia cần cơ sở hạ tầng thể thao sau khi World Cup 2022 chính thức khép lại.
10. Sân vận động Al Bayt
Nằm gần thành phố ven biển Al Khor, aân vận động Al Bayt kết hợp di sản với sự bền vững. Sân vận động đặc biệt này được bao phủ bởi mái che bayt al sha'ar tựa như những chiếc lều được người Bedouin sử dụng ở Vịnh Ả Rập. Có sức chứa 60.000 người, phần trên của chỗ ngồi tại sân vận động có thể sẽ được tháo dỡ và gửi đến các quốc gia đang phát triển cần cơ sở hạ tầng thể thao sau giải đấu.
Nguồn: Visit Qatar