Thị trường điều chỉnh trở lại trong tuần qua sau khi thất bại trước ngưỡng tâm lý 1.200 điểm. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (8/7), VN-Index đứng ở mức 1.171,31 điểm, tương ứng giảm 27,59 điểm (-2,3%) so với tuần trước; HNX-Index cũng giảm 1,08 điểm (-0,39%) xuống 277,8 điểm; UPCoM-Index giảm 1,22 điểm (-1,38%) xuống 86,96 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 12.974 tỷ đồng/phiên, giảm 10,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 9,5% và đạt 11.504 tỷ đồng/phiên.
Nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức trong nước đóng vai trò nâng đỡ thị trường trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trở lại.
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.
Cụ thể, theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 484 tỷ đồng trên sàn HoSE trong tuần từ 4-8/7, trong đó có 256 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng. |
|
Cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã VHM với 211 tỷ đồng. GAS và EIB được mua ròng lần lượt 179 tỷ đồng và 162 tỷ đồng. Trong khi đó, VNM bị bán ròng mạnh nhất với 311 tỷ đồng. Hai mã ngân hàng là STB và TCB bị bán ròng lần lượt 219 tỷ đồng và 121 tỷ đồng.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước giao dịch tích cực trở lại khi mua ròng 437 tỷ đồng, trong đó có 866 tỷ đồng được thực hiện thông qua khớp lệnh.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng. |
|
Chứng chỉ quỹ FUEVFVND được các tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất với 225 tỷ đồng. TCB và FPT đều được mua ròng 121 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, SHB bị bán ròng mạnh nhất với 162 tỷ đồng. EIB và VSC đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, dòng vốn này chấm dứt chuỗi 5 tuần mua ròng liên tiếp và bán ròng trở lại 921 tỷ đồng (1.143 tỷ đồng được thực hiện thông qua khớp lệnh).
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng. |
|
Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND với giá trị 170 tỷ đồng. VHM và DXG đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 164 tỷ đồng và 137 tỷ đồng. Trong khi đó, VNM đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 237 tỷ đồng. STB cũng được mua ròng 109 tỷ đồng.