Chứng khoán

Chuyên gia lý giải nguyên nhân cổ phiếu cơ bản chưa thể hồi phục trong sự biến động của chứng khoán thế giới

Giám đốc Dịch vụ đầu tư & Quản lý tài sản, Công ty Chứng khoán Tân Việt trong chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital. (Ảnh chụp màn hình). 

Định giá cổ phiếu tại Châu Á đã giảm lần thứ 3 liên tiếp tại tháng 6 và xuống đến mức thấp nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020. Tỷ lệ P/E dự phóng ở 12 tháng tới của chỉ số MSCI c hâu Á - Thái Bình Dương đạt mức 12,1 và là mức định giá rẻ nhất của khu vực này trong hơn hai năm qua.

Kết thúc tháng 6, tỷ lệ P/E của các thị trường như Hàn Quốc, H ong K o ng, Đài Loan lần lượt đạt mức 8,48%; 9,94% và 10,02%. Trong khi đó, P/E của Trung Quốc đại lục đã tăng lên là 10,08% từ mức 9,38% ở tháng 5 nhờ những biện pháp hạn chế C OVID -19 được nới lỏng. Còn tại thị trường Việt Nam, P/E đang khoảng hơn 11 lần.

Tại chương trình "Khớp lệnh" của VTV Digital, ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ đầu tư & Quản lý tài sản, Công ty Chứng khoán Tân Việt, cho rằng định giá cổ phiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lãi suất, tỷ giá hay tăng trưởng. Ở thị trường Việt Nam, giai đoạn trước lãi suất thấp nhưng khi lãi suất lên 7% - 8%, P/E phải khoảng 12 lần thì cổ phiếu mới hấp dẫn. Đối với những nhóm ngành có tính chu kỳ, P/E càng cao sẽ giúp mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới.

Chứng khoán là thị trường của kỳ vọng và niềm tin. Nếu ta tin năm sau sẽ tích cực hơn so với năm nay thì mặt bằng định giá hiện tại đang quá rẻ. Về cơ sở để đặt niềm tin, ta cần xem lại tất cả các quốc gia trong 100 năm qua: Nhật, Mỹ hay Việt Nam đều phải đối mặt với rất nhiều cuộc chiến tranh tuy nhiên chỉ sau 10 – 30 năm thì tất cả đều đi lên, doanh nghiệp phát triển mạnh, người dân trở nên giàu có.

Doanh nghiệp là bộ phận sản xuất của cải vật chất vì vậy doanh nghiệp sẽ song hành cùng nền kinh tế. Đầu tư khác với đầu cơ bởi đầu tư nhìn vào đích đến còn đầu cơ sẽ đoán cách đi ”, ông Du cho hay.

Cũng theo chuyên gia này, các quỹ ngoại như Dragon Capital hay VinaCapital cảm thấy khá là hưng phấn trong giai đoạn trước lúc thị trường giảm mạnh, luôn đưa ra những nhận định rất tích cực khi P/E của thị trường về mức 11 - 12 lần bởi họ đều có căn cứ về sự tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.

Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ đầu tư & Quản lý tài sản, Công ty Chứng khoán Tân Việt. (Ảnh chụp màn hình)

Trả lời câu hỏi về việc những cổ phiếu cơ bản vẫn chịu ảnh hưởng của chứng khoán thế giới, ông Du cho rằng nhà đầu tư cần phân biệt được 2 khái niệm giá trị và cung-cầu.

Định giá của các cổ phiếu theo cơ bản thì nếu bạn tin vào giá trị như một quy luật tất yếu thì đến ngày nào đó cổ phiếu sẽ về lại đúng giá trị của nó. Chúng ta không biết là khi nào, có thể thời gian lên tới 5 – 10 năm. Còn t hị trường ngắn hạn sẽ vận động theo cung - cầu tâm lý .

“Hồi đầu khi mới tham gia vào thị trường, tôi cũng không phân biệt được 2 khái niệm này và cũng rất nhiều lần nắm giữ những cổ phiếu cơ bản tốt nhưng giá cứ giảm, nguyên nhân chính vì chúng ta không hiểu được thế nào là định giá cơ bản, thế nào là giá cổ phiếu.

Thực ra có nhiều doanh nghiệp tốt, vẫn đang tăng trưởng nhưng tại thời điểm đó, tâm lý đó, trong bối cảnh cả thị trường bán đổ bán tháo thì giá cổ phiếu tất yếu sẽ giảm.

Vì vậy khi nhìn định giá doanh nghiệp, ta phải nhìn thuần về cơ bản, tách khỏi yếu tố giá trên thị trường. Còn với trường hợp đầu cơ, ta phải tách yếu tố cơ bản và nhìn thuần về kỹ thuật, yếu tố cung-cầu, khối lượng nhằm tránh được những sai lầm trong giao dịch”, ông Du chia sẻ.

Trên một thị trường, đôi khi không chỉ có dân đầu cơ mà ngay cả dân đầu tư nếu nghĩ rằng triển vọng kinh tế đang xấu đi hoặc triển vọng thị trường 1-2 tháng tới không tốt thì người ta hoàn toàn có thể bán bớt các cổ phiếu trong danh mục để giảm tỷ trọng rồi mua lại giá thấp hơn, từ đó cũng có thể khiến giá cổ phiếu giảm do các hành động cùng bán.

Tất cả cổ phiếu tăng trưởng đều cần giai đoạn nghỉ ngơi. Thông thường, một chu kỳ tích luỹ sẽ khoảng 6 tháng cho đến 1 năm. Ở Việt Nam, so với tỷ lệ dân số thì số lượng tài khoản chứng khoán đang chiếm khoảng 5% - 6%.

Ông Du cho rằng tâm lý luôn có sự phân tán. Những người lo ngại sẽ đứng ngoài còn những người lạc quan hơn thì sẽ tham gia cho nên thanh khoản mới trở nên thấp trong thời gian qua.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm