KH - Công Nghệ

Trái Đất có 2 "lục địa ma" mang sức mạnh hủy diệt sự sống?

Bên trong Trái Đất có 2 "đốm màu" kỳ lạ, to lớn như 2 lục địa, có địa hình phức tạp với núi non hiểm trở còn hơn trên bề mặt. Chúng được phát hiện nhờ vào sự chậm lại của sóng địa chấn khi đi qua, vì vậy nhiều nhà khoa học gọi đó là Vùng vận tốc thấp kích thước lớn (LLVP).

Còn nhà nghiên cứu núi lửa Annalise Cucchiaro từ Đại học Wollongong (Úc) gọi các "lục địa ma" này là BLOBS (Cấu trúc lớn ở đáy lớp phủ) và chỉ ra sức mạnh tàn phá mà chúng có thể đã gây ra đối với thế giới bên trên.

Trái Đất có 2 "lục địa ma" mang sức mạnh hủy diệt sự sống? - Ảnh 1.

Mô hình Trái Đất với một nửa đã được bóc tách lớp vỏ và phần lớn lớp phủ, để lộ các "lục địa ma" ở dưới đáy lớp phủ - Ảnh: ĐẠI HỌC ARIZONA

Có hai BLOBS trong lớp phủ dưới. Một nằm bên dưới châu Phi, và một nằm bên dưới Thái Bình Dương.

Những cấu trúc ẩn này có những dãy núi hiểm trở, dễ dịch chuyển và cong vênh giống như các mảng kiến tạo.

Viết trên tạp chí khoa học Communications Earth & Environment, nhóm tác giả chỉ ra rằng chúng có thể chính là thứ tạo nên các chùm manti.

Chùm manti là cột đá nóng từ sâu bên trong lớp phủ, di chuyển lên phía trên bề mặt. Khi đến gần lớp vỏ Trái Đất, chúng có thể gây ra hiện tượng phun trào núi lửa và hình thành các điểm nóng địa chất.

Bằng cách mô phỏng chuyển động của các BLOBS từ cách đây 1 tỉ năm, nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng tạo ra các cột manti đôi khi hơi nghiêng khi nổi lên và các vụ phun trào núi lửa lớn mà chúng thúc đẩy cũng có vị trí ngay phía trên hoặc gần các BLOBS.

Dữ liệu cũng cho thấy sự hoạt động của các chùm manti đồng bộ với sự dịch chuyển của các BLOBS theo thời gian.

Nghiên cứu này giải đáp một trong những câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn băn khoăn từ lâu: BLOBS là tĩnh hay động và chúng liên quan như thế nào đến các vụ bùng nổ núi lửa khổng lồ" - các tác giả cho biết.

Theo đó, sự dịch chuyển của các "lục địa ma" này có thể từng đóng góp vào các đợt bùng nổ hoạt động núi lửa, gây ra hoặc góp phần vào các sự kiện tuyệt chủng lớn mà hành tinh từng trải qua.

Nguồn gốc sâu xa của các cấu trúc ẩn này vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng phần lớn các nhà khoa học trên thế giới cho rằng chúng rất có thể là tàn tích của Theia, một hành tinh to cỡ Sao Hỏa từng và chạm rồi hợp nhất với Trái Đất sơ khai.

Các tin khác

GDP Trung Quốc tăng vượt kỳ vọng giữa "bão" thuế quan

Các công ty Trung Quốc nhanh chóng chuyển hướng xuất khẩu sang các quốc gia khác để tránh thuế quan của Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách cũng đã tăng cường đầu tư vào sản xuất và cơ sở hạ tầng.

"Mô hình tăng trưởng cũ đã giảm dần hiệu quả, Việt Nam cần đổi mới để thoát bẫy thu nhập trung bình"

Theo TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, mô hình tăng trưởng dựa vào lao động giá rẻ, đầu tư vốn lớn và hội nhập thị trường thế giới đang dần giảm hiệu lực. Nếu không kịp thời chuyển đổi mô hình tăng trưởng, Việt Nam sẽ bị kẹt lại ở những nấc thang thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Sẵn sàng hy sinh, quyết tâm đẩy lùi ma túy

Trước tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, tinh vi, manh động, liều lĩnh hơn, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thời gian tới sẽ 'không khoan nhượng' và sẵn sàng hy sinh để quyết tâm đẩy lùi ma túy.

Vũng Tàu: Chờ đánh thức bằng cú hích mới

Vũng Tàu sở hữu nhiều lợi thế về tự nhiên, vị trí và lịch sử, nhưng vẫn chưa thực sự bứt phá do mô hình du lịch chưa định vị bản sắc riêng, dịch vụ chưa đa dạng.