Kỹ năng sống

Tôm khô, vỏ trứng, canh xương, tưởng giàu canxi nhưng ăn nhiều lại lợi bất cập hại, đây mới là 3 loại thực phẩm "cao thủ" giúp xương chắc khỏe

Từ xưa tới nay, bổ sung canxi là một vấn đề không mấy xa lạ. Trong thời buổi xã hội phát triển việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Thường thấy các bà mẹ ngay từ khi mang thai đã bắt đầu bổ sung canxi giúp cho sự phát triển của thai nhi. Và ở các giai đoạn khác nhau của con người: tuổi thiếu niên, thanh niên hay trung niên, cao tuổi, “bổ sung canxi” luôn là một điều cần thiết.

Mật độ xương trung bình của người trưởng thành đạt đỉnh vào khoảng 25 đến 30 tuổi, sau đó bắt đầu giảm dần, điều này có nghĩa là người lớn nên bắt đầu bổ sung canxi chậm nhất là từ 30 tuổi.

Thực tế, do thiếu kiến thức về ăn uống khoa học nên một số loại thực phẩm đơn thuần chứa nhiều canxi bị hiểu lầm là “bí kíp” bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng những thực phẩm này nếu được hấp thu hàng ngày còn có thể tác động xấu đến cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi của cơ thể:

Tôm khô

Tôm khô được phơi nắng và bay hơi nước. Do vậy, tôm khô thực sự có hàm lượng canxi cao, với 550mg canxi trên 100g tôm, gấp hơn 5 lần lượng canxi có trong sữa bò.

Tôm khô, vỏ trứng, canh xương, tưởng giàu canxi nhưng ăn nhiều lại lợi bất cập hại, đây mới là 3 loại thực phẩm cao thủ giúp xương chắc khỏe - Ảnh 1.

Tuy nhiên, tôm khô khá cứng, răng khó nhai nhuyễn hoàn toàn, dù có đi vào dạ dày thì axit trong dạ dày cũng khó hòa tan nên hàm lượng canxi mà cơ thể con người có thể hấp thụ thực sự rất ít, chỉ khoảng một phần mười, và lượng canxi còn lại sẽ được đào thải trực tiếp ra ngoài cơ thể.

Hơn nữa, trong quy trình làm tôm khô người làm cũng cần cho nhiều muối. Trong muối, lượng natri rất cao. Những phát hiện gần đây cho thấy canxi và natri có sự cạnh tranh cao trong quá trình hấp thu trong cơ thể. Lượng natri cao có thể làm giảm sự hấp thu canxi, đồng thời hấp thu nhiều natri còn thể gây ra những bệnh về tim mạch như cao huyết áp. Nếu muốn bổ sung canxi từ tôm khô, buộc phải hấp thu cả lượng natri này vì vậy thực tế các chuyên gia không khuyến khích ăn tôm khô để bổ sung canxi cho cơ thể.

Vỏ trứng

Một số người nghe nói ăn cả vỏ trứng có thể bổ sung canxi do lượng canxi trong trứng rất nhiều nên đã đập vỡ vỏ trứng rồi xay thành bột trộn với cơm. Chưa kể nó có mùi vị như thế nào, ý tưởng này vẫn rất kỳ quái. Bởi lẽ, canxi trong vỏ trứng chủ yếu tồn tại ở vỏ trứng ở dạng kết hợp, dù có bị nghiền thành bột cũng khó được cơ thể người hấp thụ nên ăn nhiều cũng vô ích, không thể bổ sung canxi cho cơ thể.

Canh hầm xương

Tôm khô, vỏ trứng, canh xương, tưởng giàu canxi nhưng ăn nhiều lại lợi bất cập hại, đây mới là 3 loại thực phẩm cao thủ giúp xương chắc khỏe - Ảnh 2.

Xương có chứa nhiều canxi, nhưng canxi trên xương rất cứng và ít khi hòa tan vào nước. Trong mỗi 100ml canh hầm xương, hàm lượng canxi chỉ từ 2 mg đến 4 mg. Một số người cho rằng dùng giấm chế biến chung để hòa tan canxi trong xương và tăng hàm lượng canxi trong nước hầm xương, để bổ sung canxi. Nhưng trên thực tế, dù có thêm giấm thì hàm lượng canxi trong nước hầm xương vẫn không được cơ thể dễ dàng hấp thụ. 

Nếu ăn canh này thường xuyên, các thành phần muối, chất béo trong canh xương sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, tăng khả năng béo phì, đối với những người trong cơ thể có axit uric cao cũng sẽ tăng khả năng và nguy cơ mắc bệnh gout.

Tôm khô, vỏ trứng, canh xương, vấn đề chung của ba loại thực phẩm này là tuy hàm lượng canxi cực cao nhưng tỷ lệ hấp thụ canxi vào cơ thể rất thấp. Bổ sung canxi, mọi người nên chú ý đồng thời hàm lượng canxi và tỷ lệ hấp thụ canxi để có lựa chọn đúng đắn.

Sau đây, là 3 loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao và tỷ lệ hấp thu canxi tốt.

Các sản phẩm từ sữa:

Tôm khô, vỏ trứng, canh xương, tưởng giàu canxi nhưng ăn nhiều lại lợi bất cập hại, đây mới là 3 loại thực phẩm cao thủ giúp xương chắc khỏe - Ảnh 3.

Đó là các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, sữa chua là những lựa chọn tốt để bổ sung canxi. Cứ 100ml sữa chứa 106 mg canxi và 3 gam protein chất lượng cao, có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đối với một số người không dung nạp đường lactose có thể bổ sung canxi bằng cách ăn phô mai hoặc sữa chua không đường, những thực phẩm này cũng đã quen thuộc nên mỗi người có thể tùy theo nhu cầu bổ sung lượng thích hợp vào bữa phụ để bổ sung canxi cho cơ thể.

Các sản phẩm từ đậu nành:

Tôm khô, vỏ trứng, canh xương, tưởng giàu canxi nhưng ăn nhiều lại lợi bất cập hại, đây mới là 3 loại thực phẩm cao thủ giúp xương chắc khỏe - Ảnh 4.

Nhiều người biết rằng đậu nành là thực phẩm chứa canxi tốt nhất trong các loại thực phẩm từ thực vật. Bản thân đậu tương chứa nhiều canxi, khi làm đông đậu phụ phải cho thêm chất đông tụ chứa canxi. Vì vậy, những người không thích uống sữa có thể ăn thêm các chế phẩm từ đậu nành để bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hàm lượng canxi trong sữa đậu nành khá thấp, vì sau khi đậu nành và các loại đậu khác được pha loãng với nhau trong một lượng lớn nước, hàm lượng canxi cũng giảm bớt, và hàm lượng canxi cuối cùng trên 1g sữa đậu nành là khoảng 10mg.

Các loại rau có màu xanh đậm:

Tôm khô, vỏ trứng, canh xương, tưởng giàu canxi nhưng ăn nhiều lại lợi bất cập hại, đây mới là 3 loại thực phẩm cao thủ giúp xương chắc khỏe - Ảnh 5.

Đừng nghĩ rằng trong lá rau chỉ có xenlulozo, thực tế hàm lượng canxi trong các loại rau có màu xanh đậm như cải nhỏ, mồng tơi, cải cúc không thua gì các sản phẩm như trứng và sữa.

Ví dụ, 100g rau chân vịt chứa 66 mg canxi, 100g cần tây chứa 160 mg canxi.

Mặc dù loại thực phẩm này đối với cơ thể con người tỷ lệ hấp thụ canxi không quá nổi trội. Tuy nhiên, bên cạnh cung cấp canxi lành mạnh cho cơ thể, những thực phẩm này có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, axit folic và khoáng chất. Có thể nói đây là sự lựa chọn tuyệt vời để cung cấp dinh dưỡng toàn diện, an toàn.

Theo Aboluowang


Cùng chuyên mục

Đọc thêm