Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 3, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 13,8 triệu tỷ đồng, tăng 3,45% so với cuối năm 2021.Trong đó, tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 11,3 triệu tỷ đồng, tăng 3,6% so với cuối năm ngoái, tương đương hơn 390.000 tỷ đồng.
Cụ thể, tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) trong tháng 3 tăng mạnh 228.341 tỷ đồng so với tháng trước đó. Tính đến cuối quý I, tiền gửi của các TCKT đạt hơn 5,86 triệu tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm.
Tiền gửi dân cư tiếp tục duy trì đà tăng trong tháng 3, đạt hơn 5,47 triệu tỷ đồng, tăng gần 174.000 tỷ trong ba tháng đầu năm, tương đương tăng 3,28%. Mức tăng này còn cao hơn mức tăng trưởng tiền gửi của người dân trong năm 2021 là 158.623 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tiền gửi dân cư tăng trưởng dương cả trong ba tháng đầu năm nay trong khi cùng kỳ năm trước có sự sụt giảm trong những tháng cận Tết do yếu tố mùa vụ.
Có thể thấy, số liệu tăng trưởng tiền gửi của dân cư trong những tháng đầu năm nay ghi nhận kết quả tích cực hơn khi trong năm ngoái, người dân đã liên tục rút ròng tiền gửi từ ngân hàng trong nhiều tháng, thậm chí
Ghi nhận trong tháng năm, biểu lãi suất tại nhiều ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng, thiết lập mức cao lên hơn 7,5%/năm.
Theo đó, từ ngày 14/5, SCB tăng 0,1-0,3 điểm % lãi suất tiền gửi khách hàng cá nhân ở hầu hết kỳ hạn so với trước đó, áp dụng với cả hình thức gửi tại quầy và online. Đối với kỳ hạn 6-9 tháng, lãi suất tiền gửi tăng thêm 0,1 điểm % so với trước đó lên mức 6-6,5%/năm. Với các khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng, SCB duy trì lãi suất tối đa 4%/năm.
SCB cũng tăng mạnh 0,3 điểm % lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng so với biểu lãi suất cũ, từ 7%/năm lên 7,3%/năm, áp dụng với cả hình thức gửi tại quầy và online. Đây là mức lãi suất cao nhất trong hệ thống đối với tiền gửi tại quầy.
Đáng chú ý, lãi suất tiên gửi cao nhất mà khách hàng có thể nhận được tại SCB là 7,55%/năm (tăng 0,2 điểm %) áp dụng cho kỳ hạn từ 18 tháng trở lên khi gửi online, không yêu cầu giá trị gửi tối thiểu. Với tiền gửi online tại các kỳ hạn khác, lãi suất tiền gửi cao hơn khoảng 0,3-0,35 điểm % so với lãi suất thông thường.
Một số ngân hàng khác cũng điều chỉnh biểu lãi suất trong tháng này như SHB tăng lãi suất tiền gửi tại quầy khoảng 0,2-0,4 điểm % tùy theo từng kỳ hạn. Tại kỳ hạn 36 tháng, lãi suất gửi tại quầy tăng 0,4 điểm % lên 6,5-6,6%/năm. Tương tự với kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng, lãi suất huy động tăng 0,4 điểm % từ 5,7-5,8%/năm lên 6,1-6,2%/năm.
Hay tại ACB, lãi suất tiết kiệm tăng 0,1 điểm % tại nhiều kỳ hạn dưới 12 tháng đối với các gói tiết kiệm truyền thống và tiết kiệm online. Tại Eximbank, lãi suất tiền gửi tiết kiệm online áp dụng cho khách hàng gửi từ 15 tháng trở lên cũng tăng khoảng 0,2 điểm % so với trước, cao nhất tăng lên 6,5%/năm.
CTCP Chứng khoán VNDirect kỳ vọng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới.
Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng mức tăng sẽ không lớn, khoảng 0,3-0,5 điểm % cho cả năm 2022. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại dự báo có thể tăng lên 5,9-6,1%/năm vào cuối năm 2022 (hiện ở mức 5,5-5,7%/năm), vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7,0%/năm.